Khoá học Price Action

0 trong 26 bài học đã hoàn thành (0%)

Giao dịch Forex thuần Price Action: Tại sao tôi bắt đầu bằng Mô hình Nến và kết thúc bởi Mô hình Nến

Cập nhật:

Giao dịch Forex thuần Price Action là một trường phái giao dịch khá đơn giản và hiệu quả. Và Tô là một trong những người bị nghiện Price Action.

Trong Khoá Học Price Action Miễn Phí, Tô đã chia sẻ với các bạn các Mẫu Mô hình nến Nhật đảo chiều mạnh mẽ nhất và coi nó như nền tảng cho mọi kỹ thuật phân tích về sau.

Trong tất cả các bài viết Phân tích xu hướng giao dịch dài hạn của Tô, khởi đầu luôn từ Price Action. Và trong phần dưới đây, Tô sẽ chia sẻ với các bạn lý do tại sao Tô lại tin tưởng vào Price Action đến vậy.

1. Làm việc với Biểu đồ nến thì phải hiểu về Nến

Cấu tạo của biểu đồ nến, chính là những cây nến chia làm 2 phe rõ ràng: Trắng và đen, hoặc Xanh và đỏ. Trong đó thường sẽ được phân biệt như sau:

  • Trắng và Xanh thể hiện cho phe Bull (Bò) – Tức phe đầu tư giá lên với các lệnh Buy.
  • Đen và Đỏ thể hiện cho phe Bear (Gấu) tức là phe đầu tư giá xuống với các lệnh Sell.

Như vậy, nếu bạn không hiểu lý do hình thành các nến và không hiểu ý nghĩa đằng sau các nến Price Action, bạn sẽ không thể đoán định được tâm lý thị trường và hành động của nhà giao dịch đằng sau cây nến đó là gì.

Nến Nhật - Việt hoá
Nến Nhật – Việt hoá

Tô khởi đầu bằng Price Action, tìm hiểu rất kỹ về nến trước khi chuyển sang phân tích kỹ thuật và phân tích kinh tế. Tô đã tổng hợp và chia sẻ với các bạn Ebook Lướt Sóng Nhị Phân hoàn toàn miễn phí.

Trong Ebook Lướt Sóng Nhị Phân, là toàn bộ các kiến thức chuyên sâu nhất về Nến – về Price Action và các động lực đằng sau Nến cũng như phương pháp vào lệnh, chốt lời cho từng mô hình.

2. Tâm lý thị trường đằng sau các loại Nến Nhật

Khi tìm hiểu về các Mô hình nến Nhật và các loại nến Nhật, Tô khuyên bạn nên biết đó là loại nến gì qua bài viết: Nhận dạng và gọi tên các loại Nến Nhật. Sau đó mới tới các Mô hình với các tên gọi cụ thể.

Một điều cực kỳ quan trọng khác đằng sau các biến động của nến chính là Tâm lý thị trường.

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

Các bạn thấy đấy, nếu không hiểu được những vấn đề này, thì chẳng ai tin đó là sự thật, và cũng chẳng ai dám phổ biến và theo Mô hình đâu.

3. Yếu tố Cung – Cầu thị trường Forex đằng sau các loại nến Nhật

Đằng sau mỗi thân nến Bearish hoặc Bullish luôn là hành động Cung – Cầu cụ thể của thị trường trong đó:

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

Đến đây, bạn đã tự mình lý giải được Cung – Cầu đằng sau Price Action rồi chứ?

4. Price Action luôn đi trước mọi tín hiệu từ các chỉ báo

Nếu bạn là người tinh tế trong giao dịch, bạn sẽ nhận biết được rằng, các Chỉ báo luôn luôn trễ hơn so với tín hiệu Price Action từ nến.

Với hệ thống Moving Averages, Price Action xuất hiện trước cả 5-10 thậm chí 20 nến trước khi Moving Averages xuất hiện tín hiệu. Và chỉ cần 5 nến thôi, có khả năng thị trường đã đi được 500pips nếu là Chart D1 rồi. Quá trễ.

Tín hiệu Price Action luôn đi trước các loại chỉ báo
Tín hiệu Price Action luôn đi trước các loại chỉ báo

Tương tự với MACD, Stochastic… thì để xuất hiện tín hiệu giao cắt trên các chỉ báo này, Price Action là tín hiệu đầu tiên.

Vậy lý do gì mà các bạn lại bỏ qua nền tảng vững chắc từ Price Action để nhảy cóc sang các chỉ báo kỹ thuật khi chẳng hiểu gì vế NẾN?

Nếu không dám giao dịch với Price Action, ít ra nó cũng báo hiệu cho bạn biết trước điểm mà bạn có thể dừng lại.

5. Giao dịch với Price Action không phải lúc nào cũng đúng

Đây là vấn đề niềm tin của bạn vào Price Action. Price Action không phải lúc nào cũng đúng. Trong mỗi bài viết về Mô hình nến, Tô đều có hướng dẫn đặt Stop Loss và Take Profit cụ thể.

Còn muốn chi tiết và chính xác đến từng con số, bạn có thể tham khảo Khoá học Forex Thực Chiến 1 vs 1 của Tô. Tô sẽ cầm tay chỉ việc và tính toán chính xác tuyệt đối các con số cùng bạn.

Dưới đây là lý do Tô luôn tin vào Price Action:

Đa phần các bạn sẽ thử xác định và áp dụng ở lần đầu tiên. Và khi nó thất bại thì niềm tin của các bạn vào Price Action giảm sút, các bạn không tin Price Action nữa và ruồng bỏ nó.

Còn Tô, Tô có cái lý của riêng mình và nguyên tắc của riêng mình. Tô luôn tin và đó là niềm tin cá nhân rất mạnh mẽ.

5.1. Tỷ lệ chính xác của Price Action trong Forex.

Điều mà Tô quan tâm nhất chính là tỷ lệ chính xác của Price Action. Và tỷ lệ chính xác này được tính trên tổng các lần vào lệnh, chứ không phải trên một lệnh.

Bài toán đặt ra là nếu chỉ vào lệnh một lần, thì tỷ lệ là 50:50, để có tỷ lệ chính xác cao hơn, bạn phải có nhiều mẫu hơn. Tức là vào lệnh nhiều lần hơn với cùng 1 mô hình hoặc nhiều Mô hình trong một xu hướng.

Tô lấy ví dụ: Trong 10 lần xuất hiện Mô hình nến Bearish Engulfing, Tô vào cả 10 lần và thường thì tỷ lệ khá cao nhưng Tô chỉ lấy tỷ lệ là Lose 4, Win 6.

Khi giao dịch với Price Action thì tỷ lệ Rủi ro thường là 1:1 và Max là 1:2. Tức bạn mất 1 được 1 hoặc Mất 1 được 2.

Hầu hết các lệnh của Tô mức Stop Loss với Price Action không vượt quá 100pips.

Như vậy lấy Max Stop Loss là 100pips.

Tổng Lose 4 lần: 400pips

Tổng Win 4 lần nếu tỷ lệ 1:1: 600pips

Như vậy mức lợi nhuận cho tỷ lệ 1:1 vẫn là 200pips.

Nếu bạn để tỷ lệ rủi ro là 1:2 thì tổng Pips Win của bạn cho cả 6 lần sẽ khoảng 1200pips.

Như vậy trừ 4 lần Lose, bạn có mức Pips lợi nhuận cho tỷ lệ 1:2 là 800pips.

Đây chính là lý do mà bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các Mô hình đạt chuẩn, Tô đều tham gia thị trường để tăng xác xuất Win của Mô hình lên.

5.2. Hiệu ứng đám đông đằng sau các Mô hình Price Action

Có một thứ khác mà Tô thường hay chia sẻ với học viên trong khoá học Forex Thực Chiến đó chính là tâm lý học đám đông.

Có thể bạn không tin Price Action nhưng hầu hết các nhà giao dịch kỳ cựu đều tin Price Action và họ luôn chờ thêm Price Action để xác nhận thêm độc chính xác và hiệu quả.

Điều này có nghĩa là ngay khi Price Action hợp lệ xuất hiện, Đồng loạt tất cả họ sẽ cùng nổ súng. Nếu là Mô hình nến Bearish Engulfing, thì đồng loạt toàn bộ các nhà giao dịch sẽ Đánh xuống – Sell.

Mà bạn biết đấy, Bear thể hiện cho sự nhanh và mạnh ở cú tát của con Gấu. Tốc độ xuống bao giờ cũng nhanh và mạnh mẽ hơn tốc độ lên rất nhiều.

Một khi đã sập, nó sẽ sập rất nhanh trong vòng 1-4 giờ.

Hãy nhớ lại bài học Vật lý khi 100 người cùng đứng trên chiếc cầu gỗ và đếm 1-2-3, nhịp xuống. Cây cầu sẽ gãy và đứt ngay lập tức.

Giờ bạn đã hiểu lý do tại sao Tô tin tưởng Price Action rồi chứ? Và nếu như Price Action có thể báo hiêu kết thúc một xu hướng tăng, thì ngược lại nó cũng là dấu hiệu có thể báo hiệu kết thúc một xu hướng giảm.

Đó là lúc mà chúng ta phải rút ra khỏi thị trường.

Nào, sau khi đọc xong bạn nghĩ gì về Price Action. Và cam kết tiếp theo của bạn là gì?

Cuối cùng, trước khi kết thúc mời bạn xem Video về hành động của Cá nhân trong đám đông dưới đây và tự rút ra bài học nhé:

Nếu bạn có bất kỳ ý kiến nào thêm, hãy cho Tô Biết nhé. Chúc bạn giao dịch thành công!

5/5 – (17 bình chọn)

Tiến độ học tập:

0 trong 26 bài học đã hoàn thành (0%)

Nếu bạn thấy nội dung bài học hữu ích, đừng quên để lại một đăng ký trên Kênh Youtube. Tôi thường Live Forex Trading hàng tuần lúc 21:00 Chủ nhật. Xem danh sách giao dịch đang chờ và đang thực hiện trên trang Tài khoản. Thảo luận giao dịch 24/7 tại Discord Live Chat. Bạn cũng có thể tìm thấy Tôi trên Facebook hoặc Twitter.

XM Broker - Crypto Bonus Promo 2023

TỪ HỌC ĐẾN HÀNH

Scroll to Top