Nord FX Promo 2024
XM Broker 2024-04 - Thưởng khuyến mãi
Home » Tâm lý thị trường » CHÁY tài khoản là gì? 10 nguyên nhân CHÁY tài khoản và giải pháp chống cháy

CHÁY tài khoản là gì? 10 nguyên nhân CHÁY tài khoản và giải pháp chống cháy

Cháy tài khoản khi giao dịch Forex, Chứng khoán, Vàng, Crypto là điều không quá hiếm gặp trên thị trường nếu không muốn nói là… PHỔ BIẾN.

Trong hơn 6 năm tham gia thị trường, Tôi nhận được rất nhiều tâm sự, chia sẻ từ những nhà đầu tư bị CHÁY TÀI KHOẢN. Quả thực đây là một sự việc rất đau lòng.

Một số nhà đầu tư cháy tài khoản khi độ tuổi còn rất trẻ và vẫn còn nhiều thời gian để họ có thể có cơ hội đi làm và kiếm lại số tiền bị thua lỗ.

Nhưng đau lòng nhất là những cô, chú, bác trên 50 tuổi, họ đã dành dụm cả cuộc đời nhưng cuối cùng bị cháy tài khoản và mất toàn bộ số tiền tiết kiệm cả cuộc đời. Không phải do họ tham lam, mà là do họ bị lừa.

Trong bài viết này, Tôi tổng hợp và chia sẻ 10 nguyên nhân dẫn tới cháy tài khoản, cách nhận diện và giải pháp chống cháy hi vọng sẽ giúp các bạn được phần nào đó.

#0 Cháy tài khoản là gì?

Cháy tài khoản giao dịch Forex là một thuật ngữ được các nhà đầu tư Việt Nam sáng tạo. Cháy tài khoản giao dịch là tình trạng các nhà đầu tư sử dụng quá hạn mức Leverage (đòn bẩy) để giao dịch với Khối lượng lớn (Big Lot Size) dẫn tới tài khoản bị Stop Out và không còn vốn để giao dịch.

Cháy tài khoản giao dịch hiểu theo nghĩa đơn giản đó là tình trạng nhà đầu tư bị thua lỗ toàn bộ số vốn đã bỏ ra để đầu tư.

Trước khi tài khoản giao dịch bị cháy, nhà đầu tư có xu hướng liên tục nhồi lệnh cho tới khi Free Margin trở về 0 và khôn thể tiếp tục khớp lệnh.

Trạng thái tâm lý của nhà đầu tư sau khi tài khoản bốc cháy sẽ tự trách bản thân và rơi vào khủng hoảng nếu số tiền thua lỗ lớn.

Khảo sát lý do cháy tài khoản
Khảo sát lý do cháy tài khoản

Phía trên là Khảo sát một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng Cháy tài khoản được thực hiện tại đây.

#1: Giao dịch khối lượng lớn

Sai lầm và nguyên nhân đầu tiên dẫn tới việc bị cháy tài khoản và thua lỗ 100% vốn đầu tư là giao dịch khối lượng lớn khi chưa hiểu gì về thị trường.

Trên thực tế, các Trader mới thường giao dịch với khối lượng 0.5 – 1 Lot trên các loại tài sản có mức biến động lớn như Gold (XAUUSD), Crude Oil… trong khi vốn thực có chỉ từ $500 – $1000.

Với ngưỡng biến động trung bình trên 200 pips mỗi ngày, Vốn của nhà đầu tư không chịu nổi mức biến động và ngay lập tức thua lỗ, cháy toàn bộ tài khoản sau duy nhất 1 lệnh giao dịch.

Dưới đây là bảng minh hoạ mẫu về Khối lượng giao dịch và mức biến động theo từng Khung thời gian trên biểu đồ kỹ thuật Giá Vàng:

Giao dịch khối lượng lớn XAUUSD và số tiền thay đổi (tương đối)
Giao dịch khối lượng lớn XAUUSD và số tiền thay đổi (tương đối)

Với khối lượng giao dịch 1 Lot, khi ngược xu hướng trong 1 ngày nhà đầu tư có khả năng sẽ cháy tài khoản rất nhanh nếu vốn ban đầu ít.

Với ngưỡng vốn $1000 và thực hiện giao dịch 1 Lot, Nhà đầu tư có thể sẽ bị cháy tài khoản trong chỉ 4 giờ hoặc thậm chí khi biến động mạnh, vốn sẽ mất hết sau chỉ… 5 phút.

Giải pháp: Giảm khối lượng giao dịch xuống mức tối thiểu. Vốn $1000, bạn chỉ có thể tham gia giao dịch với khối lượng từ 0.01 Lot – 0.03 Lot mà thôi.

Tìm hiểu thêm:

#2 Nhồi lệnh liên tục giúp cháy tài khoản nhanh hơn

Nhồi lệnh liên tục là nguyên nhân thứ 2 dẫn tới tình trạng cháy tài khoản. Nhồi lệnh cho thấy tâm lý cay cú, cờ bạc và không chấp nhận là mình sai.

96% nhà đầu tư ở thời điểm đầu tham gia thị trường thường rơi vào tình trạng này.

Việc nhồi lệnh thực tế không khác gì giao dịch với khối lượng lớn vì Tổng các lệnh giao dịch thêm có khi còn nhiều hơn lượng giao dịch lớn.

Tôi từng được Ultraviewer xem một tài khoản của một chị nhồi lệnh đỏ lè màn hình, chỉ với 0.01. Kết quả là CHÁY.

Nhồi lệnh là một hình thức cực kỳ rủi ro vì nó có tiềm năng làm giảm Equity (Vốn) và Tăng ký quỹ (Required Margin) khiến cho Margin Level giảm cực nhanh về ngưỡng Stop Out khiến tài khoản cháy hoàn toàn.

Nhà đầu tư nhồi lệnh cháy tài khoản
Nhà đầu tư nhồi lệnh cháy tài khoản

Đây là hình ảnh giao dịch của 1 nhà đầu tư trong giai đoạn nửa đầu năm 2021 khi Giá vàng giảm mạnh vì Vaccine được phân phối rộng khắp.

Nhà đầu tư này đã mua Vàng với Khối lượng 1 Lot và không chấp nhận thua lỗ, khi giá càng giảm, càng mua thêm.

  • Giao dịch đầu tiên: 1 Lot tại $1958.64
  • Giao dịch thứ 2: 1 Lot tại $1958.62
  • Giao dịch thứ 3: Nhồi thêm 1 Lot ở $1875.50 sau khi Vàng đã giảm gần 1000pips
  • Giao dịch thứ 4: Nhồi thêm 1 Lot ở $1866.51 sau khi Vàng giảm thêm hơn 100pips từ lần thứ 3.

Tổng thua lỗ cho 4 lần nhồi lệnh này là khoảng $28.100 (gần 650 triệu).

Giải pháp: Chỉ thực hiện giao dịch khi có kế hoạch và không nhồi thêm lệnh khi lệnh giao dịch đang được thực thi. Đặc biệt khi lệnh đang âm đồng nghĩa với việc bạn đang sai về nhận định xu hướng và nếu nhồi thêm, bạn có thể sẽ sai chồng sai và tự tay bóp … ***.

#3 Không đặt Stop Loss, buông xuôi, CHÁY

Stop Loss là phân định giữa Đúng – Sai. Khi bị Stop Loss đồng nghĩa với việc chúng ta đã sai. Nhưng trong cuộc sống và đặc biệt là trong giao dịch, rất ít người chấp nhận được là… MÌNH SAI.

Hình ảnh nhà đầu tư Nhồi lệnh phía trên là minh hoạ rõ nét nhất cho việc không chấp nhận sai, và Không đặt Stop Loss trong giao dịch.

Chúng ta có thể được nhồi vào đầu cái suy nghĩ rằng: Thị trường xuống rồi sẽ lên, Lên rồi phải xuống. Nhưng không ai nói với chúng ta rằng Vốn của chúng ta không chịu được cho tới khi nó lên, hoặc xuống.

Giải pháp: Trong bất kể trường hợp nào, hãy luôn đặt Stop Loss để thị trường cho biết bạn đã sai thế nào.

Đọc thêm: Cách chọn Stop Loss chuẩn

#4 Có đặt Stop Loss nhưng lỗ quá, gỡ luôn, CHÁY

Nới Stop Loss liên tục, cuối cùng là gỡ luôn Stop Loss là lý do thứ tư khiến tài khoản cháy rụi.

Nới Stop Loss cũng là biểu hiện của việc không chấp nhận sai lầm và thua lỗ trong giao dịch nói chung, kinh doanh nói riêng.

Các nhà đầu tư khi nới Stop Loss vì 2 nguyên nhân chính:

  1. Không muốn mất tiền
  2. Không muốn tỷ lệ Win – Loss bị giảm để còn đem kết quả đi khoe.

Hậu quả cho việc này là…

  1. Mất sạch tiền
  2. Chẳng còn cái nịt mà khoe

Giải pháp: Giữ nguyên Stop Loss, bạn chỉ được quyền thay đổi Stop Loss theo hướng có lợi. Tức là đưa Stop Loss về ngưỡng huề vốn (Entry), hoặc kéo Stop Loss ở ngưỡng nếu bị, cũng vẫn kiếm được tiền.

#5 Lập nhiều ID, Stop Loss bằng cả tài khoản

Chia nhỏ vốn, lập nhiều ID với mục đích Stop Loss bằng cả tài khoản là nguyên nhân tiếp theo khiến tình trạng thua lỗ trở nên trầm trọng hơn.

Việc chia nhỏ vốn khiến cảm giác thua lỗ không còn quá đau đớn như nhìn trên một tài khoản. Khiến cho họ có cảm giác kiểm soát được thua lỗ. Nhưng những nhà đầu tư này sẽ khó có lợi nhuận bền vững và khó hình thành tư duy đầu tư đúng.

Chia nhỏ vốn để Stop Loss bằng cả tài khoản là một kiểu trốn tránh đối diện với việc tuân thủ các kỷ luật giao dịch. Trong dài hạn, họ không thể biết được đâu là điểm nên dừng lại, mà luôn phó thác cho thị trường. Họ cũng sẽ không có dữ liệu để làm thống kê tài khoản và báo cáo định kỳ giúp định hình con đường giao dịch trong dài hạn.

Giải pháp: Không phân tán vốn mà học cách xây dựng kỷ luật và tuân thủ kỷ luật đó thay vì phó thác cho thị trường để có được tâm lý và lợi nhuận bền vững trong dài hạn.

#6 Đặt nhầm khối lượng giao dịch không huỷ, CHÁY

Sai lầm thứ 6 dẫn tới việc cháy tài khoản là đặt nhầm khối lượng giao dịch. Việc này diễn ra khá phổ biến với nhà đầu tư mới khi sử dụng các nền tảng giao dịch như MT4, MT5 vì khối lượng ban đầu ở khung đặt lệnh nhanh thường là 1 Lot hoặc nhiều hơn…

Khi bấm đặt lệnh nhanh, nhà đầu tư thường chỉ bấm luôn Buy hoặc Sell mà không sửa lại khối lượng khiến tài khoản ngay lập tức thua lỗ vì phải chịu phí Spread.

Khối lượng mặc định trên MT5, MT4
Khối lượng mặc định trên MT5, MT4

Ví dụ: Spread của Gold (XAUUSD) là 3 pips, khi giao dịch 1 Lot, âm ngay $30.

Việc bị âm này khiến cho nhà đầu tư có tâm lý chờ tỷ giá hồi về rồi mới xoá hoặc sửa. Nhưng trong một số trường hợp thị trường biến động mạnh khi họ nhìn lại thì đã mất lệnh rồi.

Giải pháp:

Có ba giải pháp để sửa chữa sai lầm này đó là

  1. Huỷ luôn giao dịch vừa thực hiện và chấp nhận lỗ khoản đó coi như bài học.
  2. Nếu không muốn huỷ, đóng khối lượng lệnh bằng đúng mức sai lầm. Nếu bạn giao dịch chỉ 0.03 Lot, nhưng khớp nhầm thành 1 Lot thì phải đóng 0.97 Lot. Xem hướng dẫn cắt lệnh từng phần.
  3. Đặt khối lượng mặc định khi mở biểu đồ mới là 0.01. Xem hướng dẫn đặt khối lượng mặc định trên MetaTrader 4.

#7 Bị lừa đảo Hedging 2 đầu, CHÁY liên tục

Bị lừa Hedging cân lệnh cháy tài khoản
Bị lừa Hedging cân lệnh cháy tài khoản

Hedging – Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch khi về Việt Nam đã bị biến tướng thành việc gài bẫy nhà đầu tư khiến họ luôn thua lỗ 1 khoản rất lớn và gần như không thể cứu được giao dịch.

Hình ảnh phía trên là một tài khoản bị Lừa Hedging hay còn gọi là cân lệnh khiến tài khoản luôn âm.

NAS100

Ở giao dịch thứ nhất, họ Bán 1 Lot NAS100 ở ngưỡng 12011.5 và tài khoản bị âm $10.100 vì thị trường tăng điểm.

Vì bị âm quá nhiều, họ yêu cầu nhà đầu tư cân lệnh bằng đúng khối lượng lệnh bán 1 Lot để có thể giữ cho tài khoản không bị cháy.

Hậu quả là tài khoản sẽ luôn âm 1 khoảng = $10.100 – $3.562 = $6.538 dù thị trường có biến động theo bất cứ hướng nào.

SPX500

Ở giao dịch thứ nhất họ bán 2 Lot SPX500 ở ngưỡng 3408.7 làm âm tài khoản của nhà đầu tư.

Ở giao dịch thứ 2, SPX500 tăng điểm và có nguy cơ kéo cháy tài khoản, Họ yêu cầu nhà đầu tư khớp thêm lệnh Buy 2 Lot để cân lệnh và giúp tài khoản không bị cháy.

Tuy nhiên, với giao dịch này, Tài khoản nhà đầu tư sẽ luôn âm thêm $26.240 – $10.780 = $15.460.

Chỉ với cách cân lệnh này, Những kẻ lừa đảo sẽ đưa tài khoản vào Ngưỡng không bị cháy, nhưng luôn âm 90% tài khoản. Sau đó chúng sẽ bỏ mặc nhà đầu tư, thị trường sẽ làm nốt việc còn lại bằng phí qua đêm (Swap) thường thì qua đêm ngày thứ tư, tài khoản nhà đầu tư sẽ cháy.

Đọc thêm: Kế hoạch lừa đảo Hedging tài khoản luôn âm 90%

Giải pháp: Tuyệt đối không được Hedging 2 đầu, nên chấp nhận thua lỗ và rút tiền về, trong trường hợp thua lỗ quá nặng nề, bạn nên làm đơn trình báo tới cơ quan công an để tố cáo hành vi lừa đảo và giúp Cơ quan công an biết về các hình thức lừa đảo này để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý trong tương lai.

#8 Nhờ người cứu tài khoản, cháy luôn

Khi tài khoản bị âm, nhiều nhà đầu tư có xu hướng đi tìm người cứu tài khoản vì không muốn thua lỗ và mất tiền. Hậu quả là họ lại tự rơi vào cái bẫy và vòng xoáy lừa đảo, cuối cùng không chỉ cháy tài khoản đó mà còn cháy thêm khoản tiền nạp vào để cứu.

Thông thường, những kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục lần theo dấu vết của người có nguy cơ cháy và sẽ cho người giả danh Chuyên gia với hứa hẹn cứu tài khoản 100%, kéo về bờ…. Mục đích của chúng là Nhà đầu tư nạp thêm tiền để chúng làm cho… CHÁY TIẾP.

Tôi không thể hiểu được tại sao ở Việt Nam người có thể tin tưởng tới mức Nghe lời những người trên mạng, Chuyển hàng tỷ đồng tiền mặt để NẠP TIỀN qua một người không quen biết khi không hề có thông tin như: CMND, địa chỉ nơi ở, sao khê ngân hàng…. Họ chỉ trao đổi qua Zalo hoặc Telegram và tin tưởng nhau. WTF!? Đến anh em còn chém giết nhau vì tiền, các bạn nghĩ rằng những kẻ xa lạ sẽ mang về tiền và cứu bạn sao!? Không có đâu ạ.

Giải pháp: Đừng tin tưởng ai và nên chấp nhận nếu không muốn thua lỗ và CHÁY THÊM LẦN NỮA.

Xem thêm: 15 thủ đoạn lừa đảo Forex

#9 Bị lừa chuyển tiền khỏi tài khoản, CHÁY

Bị lừa chuyển hết tiền khỏi tài khoản dẫn tới việc Cháy tài khoản là một hình thức lừa đảo mới xuất hiện. Hiện tại các Broker cho phép Tranfer – Chuyển tiền từ tài khoản Nhà đầu tư A sang tài khoản nhà đầu tư B trực tiếp trong hệ thống và ngay lập tức những kẻ lừa đảo đã lợi dụng kẽ hở này.

Với chiêu bài cam kết Cứu tài khoản sắp cháy, những kẻ lừa đảo dễ dàng chiếm được niềm tin của những người đang thua lỗ để có toàn bộ thông tin đăng nhập tài khoản. Và khi thực hiện Tranfer, những kẻ lừa đảo chỉ cần yêu cầu cung cấp thêm OTP qua SMS nữa là xong.

Các hệ thống rút tiền của các Broker hiện tại cực kỳ nhanh, rút cái về luôn và đó cũng là điểm yếu. Vì không có thời gian chờ thực thi lệnh khiến giao dịch sau khi thực thi không thể huỷ được.

Giải pháp: Không cung cấp thông tin tài khoản cho bất cứ kẻ nào, đặc biệt là mã OTP vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy Tiền của bạn có ngyu cơ bị chuyển khỏi tài khoản.

#10 Tại sao bạn cháy tài khoản?

Tôi đã chia sẻ với các bạn các nguyên nhân chính khiến tài khoản cháy và nhà đầu tư rơi vào thua lỗ. Nếu như bạn còn có các lý do khác và giải pháp khác, hãy chia sẻ cùng Tôi và các nhà đầu tư bằng cách bình luận phía dưới.

Những chia sẻ của bạn sẽ giúp người đi sau tránh được sai lầm, thua lỗ và đó là điều Tốt đẹp mà chúng ta nên làm.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Thảo luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
XM Broker - Crypto Bonus Promo 2023
Scroll to Top