Học phân tích kỹ thuật Forex (TA)

0 trong 53 bài học đã hoàn thành (0%)

Sử dụng Pivot Points: Chiến lược giao dịch Breakout Pivot Levels

Cập nhật:

Pivot Points được sử dụng như các vùng Hỗ trợ, kháng cự mạnh trong giao dịch Forex, Chứng khoán và các loại hàng hoá tương lai… Điều này có nghĩa là Các mức của Pivot Points cũng mang các tính chất tương tự như Hỗ trợ và Kháng cự.

Giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự có 2 cách: Bounce và Breakout. Trong bài Hướng dẫn giao dịch với Pivot Points Range, chúng ta đã giao dịch theo kiểu thứ nhất: Bounce. Tỷ giá chạm Range sẽ Bounce – bật lại và đảo chiều.

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và ứng dụng Pivot Point để giao dịch theo hướng Breakout Pivot Point Levels.

Pivot Points mang tính chất của Hỗ trợ và kháng cự

Giống như ý nghĩa về các Vùng Hỗ trợ và Kháng cự, các mức Pivot Points sẽ không bền vững theo thời gian.

Giao dịch theo Pivot Points Range sẽ có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn sau đó chúng ta sẽ không thể tiếp tục áp dụng chiến lược đó được nữa khi cái Range bị phá vỡ.

Trong trường hợp Range bị phá vỡ, chúng ta cần có một kế hoạch dự phòng. Đó chính là Breakout Pivot Point Levels.

Chuẩn bị cho Pivot Points

Để xác định Pivot points Breakout, bạn cần phải biết cách tính và lựa chọn một loại Pivot Ponts phù hợp.

Như vậy, sau mỗi ngày hoặc khi kết thúc mỗi Timeframe bạn đang sử dụng bạn sẽ phải tính lại Pivot Points.

Ví dụ Tô sử dụng Fibonacci Pivot Points và khung áp dụng là D1 để giao dịch Intraday thì sau mỗi ngày giao dịch, Tô sẽ phải tính toán lại và vẽ lại Pivot Points trên biểu đồ.

Thường thì Tô có một File riêng tính toán các giá trị của các chỉ báo để tiện theo dõi như thế này:

File tính toán các thông số kỹ thuật các cặp tiền tệ có Pivot Points
File tính toán các thông số kỹ thuật các cặp tiền tệ có Pivot Points

Hiện tại Tô đang hoàn thiện nốt Indicator Pivot Points để gửi tặng các bạn sau.

Xác định Breakout Pivot Points và tham gia thị trường

Cái khó nhất là không ai định nghĩa rõ ràng thế nào là Breakout cả nên đa phần họ thường bị lưỡng lự khi quyết định tham gia thị trường. Để rõ ràng, Tô đã phải viết trước một bài về Breakout Trading và chia sẻ kinh nghiệm về Fakeout là gì.

Bây giờ mời bạn xem biểu đồ kỹ thuật với các mức Pivot Points được thể hiện dưới đây:

Fibonacci Pivot Point Levels D1
Fibonacci Pivot Point Levels D1

Phía bên trên là biểu đồ kỹ thuật của XAU/USD Chart M30 với Fibonacci Pivot Points được xác định ngày 04/11/2019 và áp dụng cho ngày 05/11/2019.

Mở nến D1, XAU/USD (Vàng) đã biến động ở dưới mức Pivot Points – 1509.48. Ở thời điểm xem xét biểu đồ kỹ thuật, Tô nhận thấy Chart M30 của XAU/USD dường như đang có xu hướng sẽ tiếp cận S1 (Support 1) của Pivot Points và hình thành tín hiệu tiếp diễn xu hướng – Falling Three Methods (Mô hình ba bước tiếp diễn giảm).

Với các tín hiệu này, Tô kỳ vọng XAU/USD sẽ tiếp cận vùng S1 sau đó Breakout S1 để tiếp tục giảm.

Bây giờ mời các bạn xem xét tiếp tục biểu đồ kỹ thuật của XAU/USD sau một khoảng thời gian:

Pivot  Points S1 Breakout không rõ ràng
Pivot Points S1 Breakout không rõ ràng

Ở lần Breakout S1 của Pivot Points đầu tiên, Tô nhận thấy mức Breakout thực sự quá yếu và không rõ ràng. Quyết định ở đây là ngồi chờ đợi thêm. Sau đó tỷ giá dường như liên tục biến động xoay quanh S1 và kiểm tra S2. Có vẻ như S2 liên tục được kiểm tra và tỷ giá không thể phục hồi về Pivot Points được cho thấy phe Bull không sẵn sàng mua lên ở vùng giá này. Điều này dẫn tới quyết định sẽ chờ Breakout vùng S2 thay vì S1.

Ngay sau đó, Tô nhận thấy một tín hiệu Breakout S2 vô cùng rõ ràng, đủ tiêu chuẩn Breakout. Tô coi đây là tín hiệu tham gia giao dịch với mục tiêu là S3 và dùng Trailing Stop để kỳ vọng phá vỡ S3, Stop Loss sẽ được đặt ngay phía trên nến Breakout S2 khoảng 5-10pips:

Pivot Points S2 Breakout Trading Setup
Pivot Points S2 Breakout Trading Setup

Kết quả là:

Pivot Point S2 Breakout Full Take Profit
Pivot Point S2 Breakout Full Take Profit

Ngay sau khi Breakout S2, Tỷ giá đã phi luôn về S3 và Full Take Profit. Nếu để ý kỹ các bạn sẽ thấy tín hiệu Breakout S2 xuất hiện lần đầu tiên vô cùng rõ ràng và dứt khoát. Nến Breakout cũng lớn và thậm chí lớn hơn mớ nến Breakout S1 chứng tỏ tỷ lệ chính xác phải cao hơn rất nhiều.

Câu hỏi đặt ra là: Có cần chờ Pullback rồi mới thiết lập giao dịch hay không?

Như bạn thấy, sau khi Breakout, XAU/USD đã không hề pullback về kiểm tra lại S2 mà đi luôn. Nếu bạn là nhà đầu tư có xu hướng chờ Pullback để kiểm tra S2 thì bạn đã bỏ lỡ cơ hội rồi. Tất nhiên, việc chờ Pullback nghe có vẻ an toàn và thuyết phục hơn nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

Nếu bạn theo trường phái an toàn, có thể chờ Pullback sau khi Breakout và có Signal xác nhận rằng vùng Breakout hiện tại đã trở thành kháng cự hoặc hỗ trợ rồi mới khớp lệnh.

Retest sau khi Breakout S1 của Pivot Points
Retest sau khi Breakout S1 của Pivot Points

Quay về hình mẫu Breakout vùng S1 các bạn có thể thấy:

  • Lần Breakout thứ nhất: Tín hiệu Breakout yếu ớt và không rõ ràng.
  • Lần Breakout thứ hai: Tín hiệu Breakout rõ ràng nhưng nến Breakout là nến Bearish Engulfing không đạt chuẩn, Râu nến dưới quá dài, nến không đóng dưới 1/3 từ dưới lên.
  • Ở lần Breakout thứ ba: Nến Bearish Engulfing Breakout hoàn toàn S1. Ngay sau đó một đám nến dường như liên tục Pullback kiểm tra lại S1 nhưng thậm chí còn không chạm nổi S1. Đó chính là tín hiệu Retest và cho phép khớp lệnh ngay ở S1 khi giao dịch theo Breakout.

Bí kíp tuyệt mật với Pivot Points

Đây là bí kíp mà Tô học được từ chính Jesse Livermore muốn chia sẻ cùng các bạn khi sử dụng các mức Pivot Points.

Với Range Trading: Range sẽ hoạt động tốt nếu các mức Pivot Points trùng với các vùng Hỗ trợ – Kháng cự ngang, các EMA dài hạn hay các vùng tròn số lớn.

Breakout Trading: Nên chọn giao dịch khi tỷ giá phá vỡ mức yếu nhất của Pivot Points.

Điều này có nghĩa là trong một ngày giao dịch, nên chọn ra một mức Pivot Point mạnh nhất để giao dịch theo Range và một mức Pivot Points yếu nhất để giao dịch theo breakout và luôn có kịch bản dự phòng.

Ruler dành cho Pivot Point Levels Breakout Trading

Để tổng kết lại phương pháp giao dịch Pivot Point Levels Breakout Trading, Tô tóm gọn lại như sau:

  • Các mức Pivot Points sẽ thay đổi sau mỗi Timeframe và cần được tính lại.
  • Nên lựa chọn một loại Pivot Points để giao dịch
  • Hiểu về Breakout và Fakeout trong giao dịch
  • Khi Breakout các mức Pivot Points và quyết định giao dịch, Stop Loss luôn đặt trên nến Breakout nếu là phá vỡ PP theo hướng downward hoặc các mức S1, S2 khoảng 5-10pips. Stop Loss luôn đặt ở dưới nến Breakout nếu là phá vỡ PP theo hướng Downward hoặc các mức R1, R2, R3 khoảng 5-10 pips.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tô về phương pháp giao dịch Breakout Pivot Point Levels. Hy vọng các bạn có thể áp dụng và kiếm được lợi nhuận.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

4.9/5 – (74 bình chọn)

Tiến độ học tập:

0 trong 53 bài học đã hoàn thành (0%)

Nếu bạn thấy nội dung bài học hữu ích, đừng quên để lại một đăng ký trên Kênh Youtube. Tôi thường Live Forex Trading hàng tuần lúc 21:00 Chủ nhật. Xem danh sách giao dịch đang chờ và đang thực hiện trên trang Tài khoản. Thảo luận giao dịch 24/7 tại Discord Live Chat. Bạn cũng có thể tìm thấy Tôi trên Facebook hoặc Twitter.

XM Broker - Crypto Bonus Promo 2023

TỪ HỌC ĐẾN HÀNH

Scroll to Top