Doanh nghiệp không chia cổ tức, có nên bán cổ phiếu không hay tiếp tục nắm giữ?

Mùa báo cáo thu nhập Quý đầu tiên năm 2023 với nhiều tín hiệu tích cực và chúng ta nên nhìn vào dữ liệu chung của thị trường để xem xét và kỳ vọng trong trung và dài hạn thay vì để cảm xúc nhất thời trong việc không nhận được cổ tức mà bán cổ phiếu để rồi hối hận về sau.

Theo thống kê của Tôi từ hơn 700 doanh nghiệp đã công bố BCTC Q1-2023 thì có 721 doanh nghiệp đã công bố BCTC và báo cáo kết quả hoạt động quý đầu tiên năm 2023.

Trong số đó:

1. 581 doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận dương chiếm 80%

2. 140 doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận âm chiếm 20%

Như vậy, bức tranh doanh thu – lợi nhuận toàn thị trường tới thời điểm hiện tại là tích cực hơn rất nhiều so với kỳ vọng.

Không chia cổ tức, đừng buồn

Năm nay hơi đặc thù so với các năm trước đó vì xuất hiện nhiều yếu tố rủi ro trong kinh tế vĩ mô, không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn tới từ yếu tố kinh tế Vĩ mô toàn cầu.

Gần nhất, chúng ta thấy các vụ phá sản ngân hàng lớn tại Hoa Kỳ để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tài chính.

Tại Việt Nam, vụ trái phiếu năm 2022 và lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc huy động vốn và tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, trong năm 2023, nếu doanh nghiệp muốn giữ lại lợi nhuận năm 2022 thì cũng là điều dễ hiểu.

Doanh nghiệp cần tiền vốn để tiếp tục hoạt động và đảm bảo sức khoẻ tài chính trong giai đoạn này.

Trước tiên, chúng ta cần thấu hiểu cho doanh nghiệp với cương vị chúng ta khi đã nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp thì bản thân chúng ta cũng chính là một trong các CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP. Khi buồn vì việc không được chia cổ tức, chúng ta đã từng nghĩ tới doanh nghiệp mà chúng ta đang sở hữu chưa!?

Doanh nghiệp không chia cổ tức, có nên bán cổ phiếu không hay tiếp tục nắm giữ?
Doanh nghiệp không chia cổ tức, có nên bán cổ phiếu không hay tiếp tục nắm giữ?

Không chia cổ tức, giá trị nội tại của doanh nghiệp đang tăng lên

Không chia cổ tức khi nhìn theo khía cạnh tích cực, Tôi sẽ xem xét theo hướng GIÁ TRỊ NỘI TẠI của doanh nghiệp đang TĂNG LÊN.

Khi doanh nghiệp vẫn hoạt động có lời hoặc lời ít qua các quý tiếp theo, thì về cơ bản Giá trị nội tại của doanh nghiệp đó cũng vẫn đang… TĂNG LÊN.

Việc này giống hệt như chúng ta đang TÍCH SẢN. Mỗi quý chúng ta bỏ vào sổ tiết kiệm vài chục, hoặc vài trăm triệu thì về cơ bản giá trị cái sổ tiết kiệm nó phải tăng lên theo thời gian, chứ không phải giảm đi.

Chính vì vậy, chưa chắc giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh đúng GIÁ TRỊ NỘI TẠI của doanh nghiệp sau khi quyết định giữ lại lợi nhuận và chờ phân phối sau.

Thậm chí, nếu sau đại hội cổ đông, doanh nghiệp đó đảm bảo:

1. Không chia cổ tức.

2. Lợi nhuận đều trong 5-10 năm.

3. Lợi nhuận Q1 thấp hơn 20% hoặc bằng, hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

4. Giá cổ phiếu giảm sau ĐHCĐ

Thì 4 yếu tố này có thể sẽ trở thành cơ hội cho các bạn mua cổ phiếu đó với chiết khấu tuyệt vời bởi 1 lý do đơn giản:

GIÁ TRỊ NỘI TẠI TĂNG, nhưng THỊ GIÁ GIẢM -> Chắc chắn đó là khoản lời đáng để đầu tư.

Những câu hỏi nào cần đặt ra khi quyết định bán cổ phiếu?

Khi quyết định bán một cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ thì đừng bán nó vì cảm xúc buồn, thất vọng khi bạn không được cái gì đó từ cổ phiếu đó. Mà phải dùng lý trí để quyết định:

1. Trong 6-12 tháng vừa qua, cổ phiếu đó có đang sinh lời từ thị giá không?

2. Giá trị nội tại của nó theo thời gian (dưa trên doanh thu và lnst) là đang tăng lên, hay giảm xuống?

3. Sự ổn định trong dòng tiền tự do của doanh nghiệp tới thời điểm hiện tại là tốt, hay xấu (Phải tìm hiểu kỹ về phương thức định giá DCF). Hãy so sánh con số với giá trị trung bình 5 năm hoặc 7 năm.

4. Tại thời điểm có ý định bán, các chỉ số P/E, P/B của cổ phiếu so với chỉ số chung của ngành đang thấp hơn – ngang bằng – cao hơn so với chỉ số của ngành – toàn thị trường?

5. Trong trường hợp chỉ số cao hơn, nhưng doanh thu và lợi nhuận giảm thì khả năng cao quyết định bán của bạn là hợp lý. Nhưng nếu chỉ số cao hơn, mà doanh thu + lợi nhuận cao hơn, thì đó là giá trị hợp lý vẫn chấp nhận được và chưa nên bán.

6. Doanh thu – Lợi nhuận giảm có phải theo mùa không? Vì một số ngành đặc thù như Điện, doanh thu có xu hướng tăng mạnh vào Q2, Q3 hàng năm do nhu cầu tăng cao. Nhưng BĐS thì ngược lại, người ta ít khi đi mua nhà vào tháng 7 lắm, nên thường Q3 doanh thu mảng BĐS sẽ ảm đảm 🙂

7. Đã tới thời điểm bạn cần tái cơ cấu danh mục hoặc tái cân bằng danh mục hay chưa?

Lời kết

Tôi chia sẻ bài viết này vì một số anh chị Tôi quen thân đang có ý định bán đi những cổ phiếu với giá rất hời chỉ vì thất vọng khi Không được chia cổ tức trong năm.

Theo kinh nghiệm của Tôi, thì kể từ thời điểm Tôi mua cổ phiếu đến thời điểm Tôi có thể đạt được lợi nhuận từ 25 – 200% cho khoản đầu tư cần ít nhất 6 tháng – 18 tháng.

Và có 2 thời điểm mà Tôi hay mua được cổ phiếu giá rẻ là tháng 07 và tháng 11 hàng năm. Ví dụ tháng 11 trong 3 năm gần nhất, Tôi đều giải ngân mạnh và lần nào cũng trúng đáy thị trường cả. Tháng 11-2022 nếu xem xét lại các bạn sẽ thấy từ đó tới hiện tại, Giá cổ phiếu đã tăng bèo từ 25 – 100% và thời gian nếu nắm giữ là 6 tháng.

Chu kỳ của chỉ số VNINDEX năm 2023
Chu kỳ của chỉ số VNINDEX năm 2023

Biểu đồ phía trên là chỉ số VNINDEX khung tuần. Tôi có đặt vào đó các thời điểm Tháng 07 và tháng 11 hàng năm với 2 màu sắc khác nhau để bạn dễ hình dung.

Chúc các bạn có quyết định đúng!

Telegram
Facebook
LinkedIn
X
Email

Nội dung bài viết

Kết quả giao dịch tháng này

  • LOSS 0.00$

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • PROFIT 0.00$

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • NET PPROFIT/LOSS 0.00$

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ

Nhận phân tích qua email

1325 nhà đầu tư đã đăng ký nhận email mỗi tuần!

Từ khoá

Cặp tiền