Quản lý lệnh Forex hiệu quả thông qua cách Entry, Stop Loss, Take Profit từng phần sẽ hỗ trợ bạn giảm thiểu bị thị trường quét Stop Loss mà còn có thể mở rộng vùng lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận cho chiến lược giao dịch.
CHIẾN LƯỢC hành động với các Entry, Stop Loss, Take Profit trong giao dịch Forex là sự sống còn với mỗi Trader để tránh tình trạng thị trường quét Stop Loss rồi mới biến động đúng kỳ vọng. Hoặc kỳ vọng quá ngắn trong khi thị trường biến động cả ngàn Pips còn bản thân Trader chỉ kiếm được vài chục pips trong giao dịch đó.
Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để tối ưu hoá lợi nhuận và đảm bảo Pips xanh khi đã chui vào trong tài khoản rồi thì sẽ không được phép mất đi bằng một chiến lược quản lý lệnh Forex đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
Đây cũng là Phương pháp quản lý lệnh Forex hiệu quả nhất mà Tô học được trong cuốn Thị trường ngoại hối của Ed Ponsi và tuỳ biến lại phù hợp với chiến lược giao dịch cá nhân. Đặc biệt là chiến lược giao dịch trong ngày cực hiệu quả!
1. Take Profit Từng Phần
Các mức Take Profit khác nhau trên thực tế chính là các Kịch bản giao dịch Forex về sự biến động của Tỷ giá do chính chúng ta tự xác định và vạch ra với Kỳ vọng tỷ giá sẽ biến động trong vùng đó.
Với các Trader mới, thường thì Họ sẽ THẢ RÔNG vùng Take Profit và thậm chí… THẢ RÔNG Stop Loss luôn. Đây chính là trường hợp nguy hiểm nhất với một Trader khi họ sẵn sàng Thua đủ với Sàn.
Dưới đây là Hành trình tâm lý của một Trader mới:
Nghĩa là họ sẽ Gồng lãi với một con số nào đó trong đầu mà họ không định hình. Khi cảm thấy đủ, Không rõ là bao nhiêu pips và cũng không rõ là lời bao nhiêu USD thì họ sẽ cut. Khi mở biểu đồ ra, nếu Lãi hiển thị bằng USD họ cảm thấy hợp họ sẽ đóng lệnh.
Nhưng, đó là trong trường hợp lý tưởng, tỷ giá xuống là xuống luôn vài tháng, hoặc lên thì lên luôn vài tháng.
Trong trường hợp ngược lại, Tỷ giá bắt đầu đảo chiều, Tâm lý của Trader với lệnh Buy lúc này là:
Nó sẽ lại lên thôi, kệ nó.
Thị trường tiếp tục đi xuống, họ vẫn giữ suy nghĩ là thị trường sẽ đi lên.
Thị trường quay về điểm họ vào lệnh, họ vẫn tiếp tục nuôi hi vọng là tỷ giá sẽ lên.
Tỷ giá lại xuống, âm một ít thôi, chưa là gì….
Tỷ giá xuống và Trader âm 50% tài khoản… chắc nó sẽ lên tiếp thôi.
Khi tỷ giá tiếp tục xuống và báo động gần cháy: Tiếp tục nạp tiền hold lệnh chờ nó lên….
Ai ngờ, tỷ giá xuống luôn 4 năm trời vẫn chưa thấy quay đầu và tài khoản thì chả còn đồng nào…
ĐÓ CHÍNH LÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU CỦA TỶ GIÁ (VÙNG TAKE PROFIT) ĐỂ CHỐT LỜI.
Khi bạn xác định Take Profit theo các mức tức là bạn đang rút dần ra khỏi thị trường. Cho tới Full Take Profit thì có nghĩa là bạn đã thoát hoàn toàn khỏi thị trường mà không phải Neo theo thị trường trong U minh.
Xác định Các mức Take Profit để có thể tìm điểm thoát khỏi thị trường đúng lúc.
Ví dụ: Tỷ giá đi lên Take Profit 1, lên tiếp Take Profit 2. Khi tới Take Profit 2 thì xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều. Nhưng thoát luôn thì tiếc mà Hold thì lại sợ nó quay về Entry và… mất hết lợi nhuận.
Quản lý lệnh Forex theo kiểu Take Profit từng phần sẽ giúp bạn quản lý lệnh giao dịch tốt hơn và có thể xoay vòng vốn liên tục mà không bị kẹt vốn.
Các lợi ích khi Take Profit từng phần:
- Giải quyết vấn đề tâm lý khi thực hiện Swing Trading với các lệnh dài hạn.
- Giải phóng vốn từng phần.
- Bảo vệ lệnh theo từng nhịp tăng – giảm của thị trường.
- Không bị áp lực vì tỷ lệ ký quỹ.
Tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận = 1:2.5 (Chấp nhận được)
2. Khối lượng giao dịch
Bây giờ chúng ta phải đặt ra bài toán là Khi đã xác định được Entry, Stop Loss và Take Profit thì chúng ta sẽ dùng bao nhiêu tiền để vào lệnh trên vốn hiện có? Hay lại như con thiêu thân lao vào Dùng hết cả Đòn bẩy oánh 1 lệnh cháy thì nghỉ?
Để giải quyết vấn đề về khối lượng giao dịch, chúng ta sẽ phải giải quyết một vấn đề khác khi nắm giữ các vị thế lệnh giao dịch.
Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là nền tảng MetaTrader 4 không cho phép bạn đóng lệnh từng phần như trong giao dịch chứng khoán. Nó gây ra những khó khăn cụ thể cho nhà đầu tư khi thực hiện các chiến lược quản lý lệnh khi giao dịch Forex.
Đóng lệnh từng phần là gì?
Đóng lệnh từng phần nghĩa là nhà đầu tư có thể khớp lệnh với khối lượng lớn và được phép chia nhỏ khối lượng để thoát khỏi thị trường ngay trên nền tảng giao dịch mà không cần phải chia nhỏ khối lượng thành nhiều phần khác nhau và Setup nhiều giao dịch với cùng một tham số Entry – Stop Loss.
Ví dụ: Bạn khớp lệnh Short XAUUSD với khối lượng 3 Lot tại $1946.69/oz và khi tỷ giá biến động theo bất kỳ hướng nào, bạn có quyền sửa lệnh bằng cách giảm số Lot giao dịch ở ngay vùng giá bạn đang quan sát, hệ thống sẽ tự tính toán và trừ đi khoản thua lỗ hoặc cộng vào lợi nhuận trực tiếp vào Balance mà không cần phải chia 3 Lot ra 3-4 phần và khớp lệnh đồng loạt.
Xem hướng dẫn Cắt lệnh từng phần trên MetaTrader 4 và MT5
Mô Tả Chiến Lược Quản Lý Lệnh Forex
Bài toán quản lý lệnh Forex với số vốn $1000
Chiến thuật quản lý lệnh Forex và khối lượng của Tô chưa bao giờ vượt quá 0.03 Lot. Và sẽ dùng không quá 5% tổng tài khoản để gồng lỗ. Tức khoản lỗ/tổng vốn 1000USD ko vượt quá 5% -> Không được vượt quá 50USD.
Thường Tô sẽ dùng khoảng chưa tới 3% – 30USD để gồng lỗ
Giả định, Tôi dự kiến thực hiện giao dịch trên cặp GBPUSD với vị thế Long và các thông số như sau:
Entry – Vào lệnh: Buy GBPUSD tại mức tỷ giá 1.25886
Stop Loss – Dừng lỗ: 1.2496
Take Profit – Chốt lời:
- Take Profit 1: 1.2696
- Take Profit 2: 1.2796
- Full Take Profit: 1.2969
Như vậy Tô sẽ không vào lệnh 1 lần 0.03 Lot. Vì nền tảng MetaTrader 4 không cho chốt lệnh từng phần.
Chiến lược vào lệnh là:
Tại mốc giá Entry 1.25886 Tô sẽ vào 03 lệnh Buy như đã phân tích với mỗi lệnh là 0.01 Lot.
STT | Entry | Stop Loss | Take Profit | Note |
Buy 01 | 1.25886 | 1.2496 | 1.2696 | Auto Take Profit khi chạm |
Buy 02 | 1.25886 | 1.2496 | 1.2796 | Dời Stop Loss về Entry khi lệnh 1 TP |
Buy 03 | 1.25886 | 1.2496 | 1.2969 | Dời Stop Loss về TP1 khi lệnh 2 TP |
Bảng Mô tả Entry – Stop Loss – Take Profit khi chia nhỏ khối lượng giao dịch.
Các bạn có thể thấy:
- Điểm Entry của 03 lệnh giống nhau.
- Điểm Stop Loss của 03 lệnh giống nhau.
- Điểm Take Profit của 03 lệnh khác nhau.
Stop Loss cách Entry: 1.25886 – 1.2496 = 0.00926 = 92.6pips.
Dưới đây là Minh hoạ cụ thể:
Tô sẽ dùng bảng Excel Quản lý rủi ro và quản lý Vốn Forex này để tính số Lot vào lệnh được phép trên Tổng số vốn hiện có. Tuy nhiên các con số tính toán này chỉ để cho bạn cái nhìn tổng quan về Tài khoản và mức độ rủi ro mà bạn sẽ phải chấp nhận.
Xin chân thành tặng bạn File Excel quản lý rủi ro:
Tải về tại đây: https://bit.ly/totrieu-quan-ly-rui-ro-forex
Thói quen giao dịch của Tô và Kỷ luật cá nhân vẫn là vào lệnh không quá 0.03 Lot và 1 lần vào 03 lệnh, mỗi lệnh 0.01 Lot không hề thay đổi. Và tất nhiên với số vốn 1.000USD kèm với khoảng Stop Loss không vượt quá 100pips thì Số tiền mà Tô phải gồng lỗ không bao giờ vượt quá 3-5%/tổng vốn.
3. Quản Lý Lệnh Forex Hiệu Quả
Bây giờ chúng ta đã hiểu được tiến trình tâm lý và phương pháp vào lệnh, đặt Stop Loss, Take Profit ban đầu vậy sau khi Tỷ giá có biến động thì chúng ta sẽ làm gì?
Ngồi chờ tỷ giá hoặc đá Stop Loss hoặc Chạm Take Profit và không làm gì nữa?
Không. Chiến lược của Tô không bao giờ như vậy mà sẽ Follow theo biến động tỷ giá.
Nếu Tỷ giá đi ngược chiều yêu thương chúng ta chỉ có thể rơi vào 1 trong 03 tình trạng sau:
TH1: Phá vỡ kỷ luật và Chốt non
TH2: Chờ tỷ giá chạm Stop Loss để thoát lệnh – Good!
TH3: Tỷ giá không chạm Stop Loss và biến động trong vùng lợi nhuận.
Chúng ta sẽ phải hành động trong TH3.
Lưu ý rằng chúng ta có 03 lệnh vào cùng 1 thời điểm và số Lot mỗi lệnh là 0.01. Tiếp tục với ví dụ về GBPUSD phía trên.
Với Trường Hợp 03 Hành động của Tô như sau:
HÀNH ĐỘNG 01 KHI TỶ GIÁ CHẠM TAKE PROFIT 01 TẠI 1.2696
Tỷ giá chạm vùng Take Profit 01 tại mốc tỷ giá 1.2696. Lệnh Buy 01 sẽ tự động đóng vì đã chạm Take Profit, lúc này chắc chắn tiền lợi nhuận đã được cộng vào Số dư, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc rút về tùy ý.
Chúng ta còn lại 02 lệnh Buy 02 và Buy 03.
- Lệnh Buy 02 Tô sẽ dời Stop Loss về Entry tại mốc tỷ giá 1.25886
- Lệnh Buy 03 tô sẽ dời Stop Loss theo hướng tích cực +10pips so với Stop Loss ban đầu. Nghĩa là 81.70 + 0.10 = 81.80
Bây giờ, chúng ta sẽ còn các lệnh trên biểu đồ như sau:
HÀNH ĐỘNG 02: KHI TỶ GIÁ CHẠM TAKE PROFIT 02 TẠI 1.2796
Khi tỷ giá chạm Take Profit 02 tại 1.2796, Tô đã thoát được 02 phần lệnh. Và đang có lời Tô sẽ có 02 lựa chọn:
Lựa chọn 01: Dời Stop Loss lệnh Buy 03 về Entry 1.25886 và chờ Full Take Profit 03 tại 1.2696
Lựa chọn 02: Dời Stop Loss về + Pips tại chính Take Profit 01 ở 1.2696 và chờ Full Take Profit.
Bạn có thể tuỳ chọn 02 lựa chọn này phù hợp với chiến lược của bạn.
Riêng Tô chọn Lựa chọn 02 dời Stop Loss về vùng Take Profit 01 ở 1.2696 và như vậy, Tô sẽ luôn đảm bảo là Một khi tỷ giá đã đi đúng đường, Tô sẽ không dại gì mà đánh mất những Pips xanh quý báu!
Thật may mắn là Tỷ giá tiếp tục đi lên và chạm Full Take Profit theo đúng chiến lược.
Giả sử khi tỷ giá quay về 1.2696 đá Stop Loss lệnh Buy 03 thì Tô vẫn + 108pips ở lệnh này và không bị mất 1 Pips nào.
Như vậy Nếu Bị đá Stop Loss thì Tô sẽ bị mất 27.78USD cho cả 03 lệnh với tổng số Lot là 0.03 Lot. Và tính trên tổng số vốn 1000USD thì tỷ lệ mất chỉ là khoảng 2.78%.
Nếu chạm Take Profit như dự kiến, Tô sẽ được 69.52USD cho cả 03 lệnh với tổng số Lot là 0.03 Lot.
Tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận = 1:2.5 (Chấp nhận được)
4. Video Hướng dẫn quản lý lệnh Forex
P/S: Nếu bạn hỏi làm cách nào ra 1:1.2 thì đây là phép toán số học rút gọn cơ bản của Phân số trong đó Tử số chia cho 12.70 và Mẫu số cũng chia cho 12.70 nhé!
Trên đây là phương pháp quản lý lệnh tuyệt vời Nhất mà Tô được tham khảo sau đó áp dụng và tự tuỳ biến thêm để phù hợp với chiến lược giao dịch cá nhân chia sẻ cùng các bạn.
Trong suốt khoá học Forex, Tô chưa bao giờ khuyến khích các bạn vào lệnh vượt quá 0.01 Lot với khoản vốn quá nhỏ. Chính vì vậy đừng cố gắng Tham để thâm và Âm hết vốn nhé.