Nord FX Promo 2024
XM Broker 2024-04 - Thưởng khuyến mãi
Home » Thị Trường Chứng Khoán » Bear Market: 6 tiêu chí chọn cổ phiếu và giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam

Bear Market: 6 tiêu chí chọn cổ phiếu và giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong chu kỳ Bear Market và có thể sẽ có đợt tích luỹ trong xu hướng giảm cho tới cuối năm 2022.

Đây là một hình thái thị trường tương đối khó khăn cho các nhà đầu tư khi cố gắng kiếm lợi nhuận trên thị trường này.

Tất nhiên không phải là chúng ta không thể kiếm được lợi nhuận nếu đủ Kiên nhẫn và kỷ luật.

Dưới đây là một vài chia sẻ của Tôi đối với cách giao dịch khi thị trường chứng khoán cơ sở rơi vào Bear Market.

Quan trọng: Không được ứng dụng trong thị trường phái sinh, Ngoại hối, Crypto vì thị trường này xác xuất thủng đáy cao hơn và gây ra mất vốn.

Tiêu chí #1: Cơ bản tốt

Đây là yếu tố đầu tiên cần chú trọng khi giao dịch trong Bear Market bởi các mã với cơ bản tốt sẽ giúp bạn không chỉ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá khi cổ phiếu tăng giá mà còn có thể kiếm được lợi nhuận từ cổ tức.

Các tiêu chí cho các mã cổ phiếu có cơ bản tốt để giao dịch trong Bear Market thường sẽ gần giống với các dòng Cổ phiếu phòng thủ Tuy nhiên có 1 số khác biệt:

  • Thâm niên: Các công ty tốt có thâm niên hoạt động lâu dài thường sẽ có sức chống chịu tốt hơn nhờ vào bề dày lịch sử và khả năng duy trì hoạt động kinh doanh bất chấp bối cảnh thị trường.
  • Doanh thu ổn định: Dòng doanh thu thường sẽ ổn định trong suốt giai đoạn suy thoái, có thể sụt giảm so với thời điểm kinh tế tăng trưởng nhưng không nên giảm quá 40% doanh thu.
  • Cổ tức đều đặn: Cổ tức đều theo một cách nào đó cũng là lời khẳng định cho việc doanh thu ổn định và giúp nhà đầu tư có lợi nhuận ngay cả khi giá giảm.

Để có một con số cụ thể, Tôi thường lọc các mã cổ phiếu trên Website Vietstock trong trường hợp này Tôi chọn các thông số như sau:

Bộ lọc cổ phiếu cho Bear Market chứng khoán cơ sở Việt Nam
Bộ lọc cổ phiếu cho Bear Market chứng khoán cơ sở Việt Nam
  • Sàn niêm yết: HSX và HNX
  • Ngành: Ngân hàng
  • P/E: 0 – 10.5
  • P/B: 0.5 – 1.2
  • EPS: 800 – 7000
  • BVPS: 7000 – 80000
  • Giá: 7000 – 100000
  • Khối lượng: 30.000 – 1.000.000.000

Sau đó chọn Xem, danh sách cổ phiếu sẽ xuất hiện và giúp Tôi loại bỏ các mã cổ phiếu không nằm trong nhu cầu. Như bạn thấy, từ rất nhiều các mã cổ phiếu ngành Ngân hàng, giờ đây chỉ còn 3 ứng viên phù hợp với nhu cầu hiện tại đó là EVF, LPB và TCB. Nếu bạn muốn chọn cổ phiếu có giá phù hợp với túi tiền, mục Giá có thể thay đổi phạm vi 7000đ – 100.000đ thành phạm vi giá mà bạn mong muốn.

Yeah!

Từ đây, Tôi sẽ chọn chi tiết từng mà cổ phiếu để xem xét kỹ hơn tới các tiêu chí tiếp theo.

Tiêu chí #2: Loại bỏ vùng giá vô lý

Vùng giá vô lý trong chứng khoán là vùng giá mà ở đó các nhà đầu tư Mua bất chấp các tín hiệu cơ bản và Kỳ vọng thực tế dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng năm của Cổ phiếu đó thông qua phân tích cơ bản.

Đây là điều mà Tôi quan sát được trên thị trường và có thể nó hơi khác một chút so với suy nghĩ của các nhà phân tích khác. Khi quan sát thị trường từ Cuối 2020 tới đầu 2022, Tôi nhận thấy mọi phân tích để chấp nhận một kỳ vọng cao hơn, cuối cùng đều đã đi quá xa so với giá trị thực tế của một cổ phiếu. Và như vậy, Tôi cho rằng Cổ phiếu nếu muốn thực sự hấp dẫn sẽ phải giảm hết biên độ mà nó đã tăng trước đó trong giai đoạn từ cuối năm 2020 đến đầu 2022.

Vùng giá vô lý của Một cổ phiếu, giống như vùng giá vô lý trên thị trường Crypto vậy, ở đó người ta không quan tâm nhiều lắm tới giá trị cốt lõi của loại tài sản mà thường là Mua bất chấp vì sợ mất cơ hội (FOMO).

Thường thì các mã tăng đột biến như vậy phản ánh rất rõ qua chỉ số P/B (price to book ratio). Chính vì vậy, Tôi mới đặt ngưỡng của chỉ số này là từ 0.5 – 1.2

P/B cho chúng ta biết giá thị trường gấp bao nhiêu lần so với Giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Nếu P/B mà >2 trong khi công ty đó làm ăn bết bát, lợi nhuận không có, thì rõ ràng vùng giá đó quá vô lý để chúng ta tham gia thị trường. Với các công ty thua lỗ thì thường P/B sẽ <1. Nhưng đổi lại nếu công ty làm ăn thuận lợi, cổ tức đều mà P/B <1 thì có lẽ chúng ta nên xem xét liệu nó có nên được mua vào hay không.

Với bộ lọc trên, Tôi đã lọc được khá tốt và chọn ra 3 mã cổ phiếu trong đó chú ý tới EVF và TCB:

Bộ lọc dựa trên P/B giúp loại bỏ cổ phiếu đang ở vùng giá vô lý
Bộ lọc dựa trên P/B giúp loại bỏ cổ phiếu đang ở vùng giá vô lý

Tiêu chí #3: Thanh khoản tốt

Thanh khoản Tốt sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội để mua – bán hơn. Và thậm chí tránh được mức chênh lệch giữa giá mua và bán rất nhiều. Các mã cổ phiếu có thanh khoản kém thường sẽ rơi vào tình trạng Người bán không chịu bán giá thấp, còn người mua thì nhất quyết không chịu mua giá cao.

Cả ba mã cổ phiếu mà Tôi lọc đều thoả mãn yếu tố trên với mức thanh khoản chấp nhận được. Khi quan sát các bước giá mua bán, với EVF tôi thấy các nhà đầu tư theo đuổi rất sát và không xảy ra tình trạng Spead quá lớn. TCB và LPB cũng tương tự. Tuy nhiên TCB có vẻ nhỉnh hơn.

Thanh khoản tốt cũng sẽ thể hiện rất rõ qua biểu đồ giá bởi nó sẽ cho các tín hiệu kỹ thuật cực kỳ rõ ràng và Biểu đồ chi tiết.

Mối tương quan giữa Thanh khoản và Biến động kỹ thuật
Mối tương quan giữa Thanh khoản và Biến động kỹ thuật

Phía trên là minh hoạ về mối tương quan giữa Thanh khoản và biểu đồ kỹ thuật để bạn tham khảo thêm.

Tôi lấy luôn TCB, LPB, EVF và một mã với Cổ phiếu cực kỳ cô đặc, thanh khoản kém là VMS.

Tiêu chí #4: Kỹ thuật chính xác

Để đánh giá một cổ phiếu có biến động chính xác hay không, Tôi thường chú ý tới ba dấu hiệu chính:

  1. Hỗ trợ – Kháng cự ngang
  2. Trendline – Đường xu hướng
  3. Fibonacci Retracement
  4. Các Mô hình Price Action
  5. Các đường EMA
  6. RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối.

Để học về tất cả các yếu Tố trên, vui lòng tham khảo Khoá học Đầu tư chứng khoán miễn phí.

Nếu các cổ phiếu này có độ phù hợp với các chỉ báo trên, Thì có thể xem xét để thực hiện các giao dịch vì chúng ta sẽ được Cơ bản hỗ trợ giúp Kỹ thuật hoàn thiện.

Cổ phiếu có biến động Cơ bản và Kỹ thuật tương đồng
Cổ phiếu có biến động Cơ bản và Kỹ thuật tương đồng

Mời bạn quan sát biểu đồ kỹ thuật hàng tuần của cổ phiếu TCB. Bạn sẽ thấy tất cả những điều trên đều đúng. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tin rằng giữa Cơ bản – Kỹ thuật – Cảm tính thị trường có mối tương quan với nhau rất rõ ràng.

Hãy xem xét bối cảnh khi đường xu hướng tăng được hình thành ở giai đoạn cuối năm 2022. Đó là thời điểm mà bức tranh cơ bản của TCB quá tuyệt vời lãi hơn 18.000 tỷ. Bức tranh kỹ thuật Hỗ trợ – Kháng cự đúng, Fibonacci Retracement cũng đúng, Mô hình Vai – Đầu – Vai cũng đúng, Đường EMA đúng, RSI báo Oversold đúng luôn.

Và tới bây giờ, Tôi vẫn chưa thấy yếu tố kỹ thuật sai trên mã cổ phiếu này.

Tiêu chí #5: Theo đuổi Price Action

Đây sẽ là yếu tố then chốt, vì nếu không có các Mô hình thì rõ ràng chúng ta rất khó để biết và xác nhận được liệu chúng ta có đúng hay không.

Các mô hình mà Tôi xem xét trong giai đoạn này là Rectangle – Hình chữ nhật, Cờ tăng, với một số điều kiện đặc biệt:

  • EMA200 hoặc EMA100 có xu hướng Sideway
  • RSI Oversold ở Hỗ trợ
  • Tiếp cận Hỗ trợ của Mô hình hoặc Uptrendline.

Ví dụ với cổ phiếu Techcombank – TCB các bạn có thể xem xét biểu đồ kỹ thuật với Mô hình Rectangle như sau:

Mô hình Rectangle trên cổ phiếu TCB
Mô hình Rectangle trên cổ phiếu TCB

Cổ phiếu TCB đang Sideway trong hình chữ nhật này và chính vì vậy chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội để giao dịch với nó. Cụ thể chúng ta có thể chờ mua ở Hỗ trợ và Chốt lời ở kháng cự.

  • Hỗ trợ của mô hình: 32.500đ/cp Đề phòng Hỗ trợ tâm lý ở 30.000đ.
  • Kháng cự: 36.000đ – 38.500đ
  • Vùng giữa: 34.500đ/cp.

Như vậy, chiến lược giao dịch phù hợp với TCB có thể sẽ là:

  • Chờ mua: 32.500đ, 31.500đ, 30.000đ.
  • Stop Loss: 28.500đ
  • Take Profit: 34.500đ, 36.000đ, 38.500đ.
Chiến lược giao dịch tham khảo
Chiến lược giao dịch tham khảo

Với phương án này, Tôi sẽ đầu tư 2% vốn với mức thua lỗ trung bình mỗi cổ phiếu là 2.368đ và lợi nhuận kỳ vọng trung bình là 6.368đ (R:R = 1:2.69)

Tiêu chí #6: Không mua đuổi

Nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa hiểu được thế nào là Bull Market và thế nào là Bear Market nên hiểu sai về hình thái thị trường lao vào mua đuổi để rồi ăn quả đắng.

Mua đuổi – Mua với giá cao hơn khi cổ phiếu liên tục tăng giá chỉ có hiệu quả trong Bull Market. Nhưng hiện tại rõ ràng bối cảnh hiện tại không cho phép chúng ta mua đuổi nữa.

Nếu mua đuổi trên thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam trong Bear Market, bạn có thể lỗ ngay Tối thiểu 13% chỉ trong 1 phiên khi lỡ đu đỉnh và lao theo khi một mã cổ phiếu tăng trần.

Lời kết

Luôn luôn ghi nhớ rằng việc tăng trần vài phiên trong Bull Market đã khó, thì việc tăng trần Vài phiên trong Bear Market sẽ khó hơn vạn phần.

Trong Bear Market, để có thể kiếm được lợi nhuận thì trước tiên chúng ta phải học Cut lỗ cái đã. Cut để không phải Trung bình giá xuống thấy mẹ mà mãi vẫn chưa về bờ. Cut lỗ để không lỗ thêm và nếu muốn mua vào thì sẽ mua được nhiều hơn bởi trong thị trường giá giảm, xác suất để giảm sâu hơn cao hơn là xác suất tăng cao hơn.

Hi vọng rằng với các chia sẻ này bạn sẽ có những sự chuẩn bị đúng đắn về cả tâm lý và chiến lược để phù hợp với Bối cảnh thị trường.

Bài viết tiếp theo, Tôi sẽ lọc ra 10 mã cổ phiếu phù hợp giao dịch Sideway trong Bear Market cho nửa cuối năm 2022 để bạn tham khảo thêm.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Lưu Ý Khi Tự Học Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng an toàn hơn thị trường Ngoại hối, Crypto. Với nhà đầu tư mới, Tôi khuyên các bạn không nên lạm dụng tài khoản Margin để giao dịch. Nên mua chứng khoán cơ sở Việt Nam bằng số tiền bạn có.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Thảo luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
XM Broker - Crypto Bonus Promo 2023
Scroll to Top