Forex Factory là một cái tên trong tứ đại quyền lực (ngầm): TradingView, Investing, myFXbooks, ForexFactory. Là một Trader chắc chắn bạn cũng đã ít nhất một lần nghe tên và truy cập Website của bộ tứ này.
Mặc dù có giao diện vô cùng cùi bắp và cổ điển nhưng Forex Factory gần như là một địa chỉ thực sự tin cậy cho các Trader.
Nếu bạn chưa từng nghe hoặc đã nghe nhưng chưa biết hết những bí mật về ForexFactory thì Tô sẽ cùng bạn khám – phá toàn bộ các tính năng của ForexFactory Like A Pro.
Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn 7 bí kíp sử dụng ForexFactory cực kỳ hiệu quả. Bạn sẽ bỗng thấy mình giống một Trader – Một nhà đầu tư chuyên nghiệp VL.
1. ForexFactory là gì?
Forex Factory là Website hỗ trợ các nhà đầu tư Forex – chứng khoán: 1. Cập nhật nhanh các tin tức thị trường; 2. Xem các bản tin kinh tế; 3. Theo dõi và phân tích kết quả giao dịch từ tài khoản MetaTrader 4 hiệu quả; 4. Diễn đàn Thảo luận các chiến lược, hệ thống giao dịch và xây dựng các công cụ hỗ trợ giao dịch. Website này như một Công xưởng của các Trader Forex, Stock, CFDs. Nền tảng này cũng cung cấp tính năng xem biến động tỷ giá trên biểu đồ Realtime với các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất.
Ngoài các tính năng chuyên sâu phía trên dành cho Trader, Forex Factory còn tạo ra một cộng đồng thảo luận chuyên sâu về các kỹ thuật giao dịch và Hỗ trợ tạo các chỉ báo dành cho các nền tảng giao dịch như MetaTrader 4, MetaTrader 5, NinjaTrader…
Thông tin chi tiết về ForexFactory:
- Địa chỉ Website: https://www.forexfactory.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/forexfactory
- Twitter: https://twitter.com/ForexFactory
- ForexFactory là một trong các thương hiệu của Fair Economy, Inc
2. Lịch kinh tế Forex Factory
Lịch kinh tế Forex Factory là sản phẩm cốt lõi của nền tảng này cung cấp chi tiết dữ liệu kinh tế vĩ mô các quốc gia trên toàn cầu dưới dạng lịch sử dữ liệu thô hoặc xem dưới dạng biểu đồ. Lịch kinh tế ForexFactory đã có bước cập nhật lớn trong năm 2023 – 2024 với việc cập nhật dữ liệu kinh tế thời gian thực. Thống kê dự báo từ các nhà kinh tế và bảng lãi suất từ ngân hàng trung ương.
Chính tính năng Economic Calendar là trái tim mở ra kỷ nguyên thành công cho Website Forex Factory lọt vào Top 20 Website về tài chính, ngoại hối có ảnh hưởng lớn nhất và nhiều truy cập nhất thế giới.
Có hai cách để xem lịch kinh tế.
Cách thứ nhất là xem trên Widget Block ngay ở trang chủ.
Cách thứ hai là truy cập trang lịch kinh tế chuyên biệt tại đây:https://www.forexfactory.com/calendar
Trang xem Lịch Kinh Tế của Forex Factory được chia làm 2 phần: Sidebar và Bảng tin kinh tế.
2.1. Lọc bản tin kinh tế
Bảng tin kinh tế là khu vực hiển thị toàn bộ dữ liệu kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Là một nhà giao dịch Forex chuyên nghiệp, chúng ta cần lựa chọn các tin tức có mục đích và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Các Trader mới rất dễ mắc sai lầm trong vấn đề chọn các bản tin kinh tế để theo dõi. Đa phần họ sẽ xem tất cả và ngồi hóng.
Lời khuyên chân thành là bạn chỉ tập trung vào các tin tức quan trọng có khả năng tác động tới xu hướng của loại tiền tệ mà bạn đang giao dịch.
Ví dụ: Tô chỉ giao dịch với các cặp có đồng USD và lấy đồng USD làm trung tâm, vậy Tô chỉ chọn các tin tức mạnh liên quan tới đồng USD trong dài hạn bao gồm:
- Bản tin Nonfarm Payrolls
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Doanh số bán lẻ
- GDP q/q, GDP y/y
- Lãi suất USD
- Cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang FOMC
- Manufacturing PMI.
Để lọc thông tin kinh tế, chúng ta có khá nhiều bộ lọc:
Bộ lọc thời gian: Được đánh số 1. Tại đây bạn có thể xem lịch kinh tế tuần trước, tháng trước, năm trước, tuần này, tháng này, năm này và tháng tới…
Bộ lọc tin tức: Được đánh số 2.
Nhấn Up Next để chạy thẳng tới các tin tức sắp diễn ra.
Nhấn Filter để lọc các bản tin phù hợp.
Trong phần Filter chúng ta có:
- Expected Impact: Mức độ ảnh hưởng mạnh – trung bình – yếu
- Currencies: Chọn các loại tiền tê mà bạn muốn lọc tin tức chỉ liên quan tới các loại tiền tệ đó.
- Event Types: Các loại sự kiện kinh tế bạn muốn theo dõi. Growth là liên quan tới tăng trưởng kinh tế. Inflation là lạm phát, Employment là vấn đề việc làm. Central Banks liên quan tới các ngân hàng trung ương và tỷ lệ lãi suất…
Tô chọn USD, tuần này và chọn High Impact nó sẽ ra như này:
Bài hướng dẫn này được chia làm 4 phần. Bạn đang đọc phần 01, vui lòng bấm chọn ở khung bên dưới để đọc phần 02
2.2. Sử dụng Sidebar
Sidebar là một thành phần hỗ trợ nhanh các bạn có thể xem xét các thông tin và lọc.
Navigation: Để chọn nhanh ngày xem lịch và các khoảng thời gian xem lịch.
Legend: Hướng dẫn nhanh về các thuật ngữ trên bản tin kinh tế.
Weekly Export: Xuất dữ liệu kinh tế tuần hiện tại sang định dạng JSON, XML, CSV để Import vào lịch Google hoặc dành cho các Developer muốn có dữ liệu độc lập. Có thể Import vào Excel để quản lý.
Central Bank Rates: Xem nhanh tỷ lệ lãi suất của các loại tiền tệ chính từ các ngân hàng trung ương.
2.3. Cách đọc bản tin kinh tế
Dưới đây kà tổng quan Bảng tin kinh tế kèm một bản tin kinh tế chi tiết (Nonfarm Payrolls.)
Date: Xem ngày, tháng, thứ, giờ bản tin được công bố.
Currency: Loại tiền tệ mà tin tức phát hành sẽ ảnh hưởng.
Impact: Mức độ ảnh hưởng gồm bốn cấp độ.
- High Impact: Màu đỏ. Loại tin này có mức tác động cực mạnh tới giá trị của loại tiền tệ đó. Những tin tức này khi được phát hành thường làm đồng tiền có liên quan biến động mạnh và đột ngột.
- Medium Impact: Màu cam. Tin tức tác động tới biến động của loại tiền tệ với mức trung bình.
- Low Impact: Màu vàng. Tin tức râu ria không nhất thiết phải quá quan tâm. Trừ khi bạn mua bán cả trái phiếu chính phủ và đầu tư chứng khoán.
- Non Ecomomic: Màu xám. Tin chả liên quan mẹ gì đến kinh tế. Là các bài Speech hoặc là mấy buổi ăn nhậu của các vị nguyên thủ.
Details: Biểu tượng Folder lưu trữ. Bấm đó để xem chi tiết bản tin.
Actual: Giá trị thực tế dữ liệu kinh tế kỳ này vừa được phát hành.
Forecast: Giá trị dự đoán do các tổ chức kinh tế đưa ra dự báo.
Previous: Giá trị dữ liệu kinh tế được phát hành kỳ trước.
Graph: Xem đồ thị hình cột của dữ liệu kinh tế.
Bây giờ chúng ta đi chi tiết vào mục Details – Chi tiết bản tin kinh tế. Bấm vào biểu tượng hình Folder cùng dòng với bản tin kinh tế để xem chi tiết. Chúng ta sẽ có bảng thông tin chi tiết như sau:
Source: Bấm để xem link gốc và bản báo cáo chi tiết mới nhất của dữ liệu kinh tế. Khuyến khích các bạn bấm và đọc nội dung gốc sẽ có cái nhìn tổng quan về Bản tin đó và các thành phần để các tổ chức phát hành họ tổng hợp và đưa ra dữ liệu cuối cùng.
Measures: Cách đo lường dữ liệu kinh tế.
Usual Effect:
Cách mà tin tức kinh tế ảnh hưởng thế nào đến loại tiền tệ.
Ví dụ phía trên khi xem Dữ liệu Nonfarm Payrolls Actual – Thực tế lớn hơn Forecast – Dự báo thì tốt cho đồng tiền USD. Nghĩa là nếu thực tế lớn hơn dự báo có khả năng đó là tín hiệu Bull – tăng giá cho USD.
Lưu ý: Thường thì Actual lớn hơn Forecast đều tốt cho đồng tiền. Nhưng có hai loại dữ liệu sau mà Actual lớn hơn Forecast sẽ có khả năng tạo ra xu hướng bear – xấu cho đồng tiền: Tỷ lệ thất nghiệp và Lạm phát.
Tỷ lệ thất nghiệp càng cao, nền kinh tế càng yếu kém và đồng tiền quốc gia sẽ mất giá trị.
Lạm phát càng cao, vượt xa mục tiêu của Central Bank thì càng tệ cho đồng tiền.
Next Release: Ngày giờ phát hành bản tin tiếp theo.
Why Traders Care: Lý do nhà đầu tư quan tâm tới bản tin này.
Also Called: Tên gọi khác.
History: Cho phép các bạn xem toàn bộ lịch sử dữ liệu kinh tế của bản tin đó.
Related Stories: Các tin tức liên quan đến Nonfarm Payrolls.
Bài hướng dẫn này được chia làm 4 phần. Bạn đang đọc phần 02, vui lòng bấm chọn ở khung bên dưới để đọc phần 03
3. Đăng ký tài khoản Forex Factory
Trước khi tiếp tục tìm hiểu các thủ thuật sử dụng Forex Factory hiệu quả, bạn nên có một tài khoản trên nền tảng này.
Có hai cách để đăng ký tài khoản.
Cách 1: Truy cập trang chủ ForexFactory sau đó nhìn lên góc trên cùng bên phải chọn Join.
Cách 2: Bấm trực tiếp vào link đăng ký: https://www.forexfactory.com/join.php
Một Form đăng ký tài khoản sẽ hiện ra và bạn cần điền đủ các thông tin:
Sau khi điền đủ thông tin bao gồm tên sử dụng, Mật khẩu, Email và bấm Join Forex Factory các bạn đã hoàn thành thủ tục mở tài khoản trên nền tảng này.
Bạn sẽ có một đường liên kết đến trang cá nhân như thế này: https://www.forexfactory.com/tohaitrieu
Nhược điểm đối với người Việt là Website ForexFactory chưa hỗ trợ tiếng Việt, giao diện khá đơn điệu và nhàm chán. Nhưng Trader thì cũng không có đòi hỏi quá nhiều.
4. Tùy biến Bố cục trang chủ ForexFactory
4.1. Thay đổi Timezone
Mặc định, Forex Factory sẽ để múi giờ là GMT -5:00 bạn sẽ phải đổi múi giờ theo múi giờ quốc gia bạn đang sinh sống.
Với các bạn ở Việt Nam thì múi giờ là GMT+7 còn các bạn ở Tokyo thì múi giờ là GMT+9.
Tô ở Việt Nam nên chọn múi giờ GMT+7.
4.2. Các khu vực trên trang chủ Forex Factory
Khu vực 1: Thanh trình đơn truy cập nhanh vào các trang sản phẩm chuyên biệt của Forex Factory bao gồm Forum, Trades, News, Calendar, Market, Brokers…
Khu vực 2: Thống kê nhanh số người đang sử dụng nền tảng của họ Realtime.
Khu vực 3: Xem vắn tắt biểu đồ và biến động giá các loại tài sản.
Khu vực 4: Xem và lọc bản tin kinh tế
Khu vực 5: Thảo luận mới nhất từ Cộng đồng Trader trên toàn thế giới
Khu vực 6: Tin tức mới nhất về thị trường Forex, tin tức chính trị…
4.3. Thay đổi vị trí các Block trên trang chủ
Forex Factory cho phép bạn thay đổi vị trí của các Block trên trang chủ để phù hợp với mục đích theo dõi và sử dụng.
Mỗi khu vực thự ra là 1 Block mà bạn có thể di chuyển. Chỉ cần rê chuột vào góc trên cùng bên phải của Block, tiện ích di chuyển bằng mũi tên sẽ hiện ra. Bạn cũng có thể tắt luôn Block bằng cách bấm vào dấu nhân (X).
Bài hướng dẫn này được chia làm 4 phần. Bạn đang đọc phần 03, vui lòng bấm chọn ở khung bên dưới để đọc phần 04
5. Đọc Forex News trên Forex Factory
Forex News là một sản phẩm khác của Forex Factory. Họ đã tổng hợp rất nhiều nguồn tin tức quan trọng và cập nhật gần như nhanh nhất có thể.
Tô khuyên bạn nên truy cập trang tin tức chuyên biệt tại đây: https://www.forexfactory.com/news
Trong khu vực Forex News, Bạn chỉ nên quan tâm tới mục Hotest Stories, Fundamental Analysis và Technical Analysis.
Về Technical Analysis: Bạn phải tuyệt đối tỉnh táo và chỉ coi đó là những phân tích tham khảo để học hỏi thêm và có góc nhìn thêm về cặp tiền tệ bạn đang theo dõi. Tuyệt đối không được coi đó là chiến lược giao dịch.
Trong chuyên trang Forex News bạn cũng có thể sắp xếp lại các Block cho phù hợp.
Tô đã sắp xếp lại và đưa các mục quan tâm lên trên đầu thế này:
6. Phân tích kết quả giao dịch của tài khoản MetaTrader 4
Phân tích kết quả giao dịch của tài khoản MetaTrader 4 là một tính năng tương đối thú vị của Forex Factory. Nhưng nó không thực sự chính xác cho lắm.
Để dùng tính năng này. Bạn truy cập trang profile. Ví dụ của Tô là: https://www.forexfactory.com/tohaitrieu
Bạn bấm vào Create Trade Explorer
Một Form nhập thông tin sẽ hiển thị bạn cần điển đầy đủ:
- Trade Explorer Name: Tên gọi bất kỳ. Bạn có thể đặt là TO 69 chẳng hạn.
- Platform: Chỉ thêm được FxTrade hoặc MetaTrader 4. Không thêm được MetaTrader 5
- Broker: Chọn Broker mà bạn đang giao dịch. Nếu chưa có thì bấm Request Broker và gửi thông tin để họ thêm vào.
- Account Number/Login: ID MetaTrader 4 bạn đang giao dịch.
- Investor Password: Là Password dạng Read-Only. Chỉ có thể đọc và xem tài khoản chứ không thể thực hiện khớp lệnh. Tuyệt đối không được nhập Master Password vào đây.
- Visibility: Bạn có muốn cho thiên hạ thấy bạn trade thua lỗ thế nào hay không. Nếu có thì chọn Public. Các mục sau trở đi cứ chọn Me Only thôi.
Cuối cùng bấm Create Trade Explorer để thêm.
Bạn sẽ thấy toàn bộ thông tin tài khoản được hiển thị:
Bấm vào Trade Report bạn sẽ thấy rất nhiều thông số khác mà bạn chưa bao giờ nghe xuất hiện. Và nên đọc các thông số đó để phân tích hoạt động Trade của bạn.
Tô lấy ví dụ:
- Win Rate: 72.7%
- Avg Winning Trade: 2.9% = $57
- Avg Losing Trade: -0.8% = $12
Như vậy cứ trung bình 1 lệnh Loss Tô mấ $12. Một lệnh Win được $57.
Đơn giản thì tỷ lệ R:R là khoảng 1:5. Chấp nhận mất khoảng 120 pips. Nhưng nếu Win thì toàn là lệnh tầm 570 pips.
Nói cách khác thì 1 lệnh Win chấp luôn 5 lệnh Loss.
Nếu tỷ lệ Avg Winning nhỏ hơn Avg Losing thì chắc chắn bạn đang thua lỗ.
Hãy tập cách đọc hiểu tài khoản trước khi giao dịch nhé.
7. Lịch sử Fair Economy, Inc
2004 – 2008
Câu chuyện của Fair Economy bắt đầu vào tháng 3 năm 2004. Ban đầu công ty có tên là “Forex Factory”, địa chỉ Website tại forexfactory.com, một diễn đàn nhỏ dành cho các nhà giao dịch ngoại hối, là trang web duy nhất mà công ty điều hành. Lịch kinh tế đã được thêm vào trang web vào năm thứ hai và thiết kế đột phá của nó bắt đầu thu hút một lượng lớn các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Chỉ với tính năng lịch kinh tế đã làm tăng lưu lượng truy cập vào các diễn đàn và các nhóm nhà giao dịch bắt đầu hình thành mối quan hệ và chia sẻ thông tin với mức độ chuyên nghiệp hiếm thấy ở các định dạng kỹ thuật số. Điều này giống hiệu ứng “Hòn tuyết lăn” và mạng lưới thương nhân phát triển nhanh chóng.
Fair Economy nhanh chóng mở rộng quy mô thành một doanh nghiệp hợp pháp, và mở một văn phòng nhỏ ở San Diego, California. Một số nhân viên quan trọng đã được thực hiện và các hợp đồng quảng cáo đã được ký kết với các nhà môi giới hàng đầu trong ngành. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của công ty trong nhiều năm tới.
2009 – 2013
Fair Economy tiếp tục xây dựng đội ngũ và hoạt động phát triển của vào năm 2009. Trong vài năm tiếp theo, nhóm làm việc không ngừng để tung ra một bộ sản phẩm có thể thay đổi cách thông tin ngoại hối được chuyển đến và tiêu thụ bởi các nhà giao dịch. Những sản phẩm này cuối cùng đã ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp ngoại hối và thiết lập vị trí của Fair Economy.
Công ty đã sớm phát triển vượt bậc về diện tích văn phòng và thành lập trụ sở chính thức tại Tampa, Florida. Trong khi đó, trang web Forex Factory đã trở thành một trong hai mươi trang web tài chính được truy cập nhiều nhất trên thế giới và được giới thiệu trên các ấn phẩm tài chính khác nhau bao gồm Chứng khoán & Hàng hóa và FX Week.
2014-2017
Một giai đoạn mới đã được đặt ra khi nhóm bắt đầu lên kế hoạch mở rộng phạm vi thị trường của công ty ngoài ngoại hối. Việc cung cấp sản phẩm mới sẽ bao gồm các thị trường tiền điện tử, năng lượng và kim loại, và hơn một năm đã được dành để xây dựng đội Fair Economy và các hoạt động để hỗ trợ việc mở rộng.
2018 – nay
Sự ra mắt của các trang web Crypto Craft, Energy EXCH và Metals Mine đã tạo ra một cảnh quan mới cho thông tin thị trường và cho thế giới thấy một cách tốt hơn để tổ chức và cung cấp thông tin cho các nhà giao dịch.
8. Tổng kết
Nhìn chung các sản phẩm của Forex Factory rất tốt và là nơi bạn nên tham gia để học hỏi thêm. Còn một sản phẩm khác là Forum thảo luận rất thú vị bạn nên tự khám phá.
Phần thống kê về tài khoản MetaTrader 4 từ Forex Factory sau một thời gian Tô thấy nó không thực sự chính xác lắm khi đánh giá các thông số tài khoản.
Tô sẽ có bài chia sẻ 1 công cụ khác hữu ích hơn giúp bạn thống kê thông số tài khoản MetaTrader 4 hiệu quả hơn.
Với 7 thủ thuật sử dụng ForexFactory hiệu quả phía trên hy vọng bạn sẽ có thêm công cụ và góc nhìn sâu hơn về thị trường Forex.
Chúc bạn giao dịch thành công!