Tài khoản Margin chứng khoán: Margin Call, Forcesell, Sức mua, Giá trần cho vay

Tài khoản Margin chứng khoán là tài khoản chứng khoán cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để mua – bán cổ phiếu với lãi suất khá ưu đãi với các công cụ hỗ trợ tối ưu, đơn giản.

Tôi thường sử dụng tài  khoản Margin để mua các mã chứng khoán nằm trong danh mục được phép Margin để đảm bảo tránh mất cơ hội khi dòng tiền chưa kịp về.

Dưới đây là một số hiểu biết của Tôi về tài khoản Margin chứng khoán cụ thể là tại TCBS

1. Dịch vụ giao dịch ký quỹ (margin) là gì?

Cho vay giao dịch ký quỹ là việc Công ty chứng khoán thu xếp nguồn vốn để thanh toán hộ cho khách hàng theo thỏa thuận ký kết hai bên tại Hợp đồng mở tài khoản, khi số tiền mua chứng khoán trên tài khoản của khách hàng vượt quá số tiền ký quỹ trên tài khoản.

2. Tài khoản Margin chứng khoán là gì?

Tài khoản Margin chứng khoán là một tài khoản được công  ty chứng khoán cấp cho khách hàng đăng ký mở tài khoản mua – bán chứng khoán với một khoản tiền ký quỹ ban đầu, số tiền còn lại sẽ được công ty chứng khoán cấp hạn mức cho vay phù hợp theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và cách thức tính hạn mức cho vay phân phối còn lại của từng công ty chứng khoán.

Tài khoản Margin chứng khoán: Margin Call, Forcesell, Sức mua, Giá trần cho vay
Tài khoản Margin chứng khoán: Margin Call, Forcesell, Sức mua, Giá trần cho vay

Tại Công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương – TCBS, ngay khi Khách hàng mở tài khoản chứng khoán tiêu chuẩn (thường) khách hàng sẽ được cấp hai tiểu khoản:

  1. Tiểu khoản thường: Dùng để mua – bán chứng khoán bằng số tiền hiện có, không vay thêm.
  2. Tiểu khoản ký quỹ (Margin): Dùng để mua các chứng khoán nằm trong danh mục ký quỹ được phép và tỷ lệ được quy định bởi TCBS.

3. Cách mua chứng khoán trên tài khoản Margin (Tiểu khoản ký quỹ)

Khách hàng chuyển tiền/ chứng khoán vào tài khoản ký quỹ và thực hiện đặt lệnh giao dịch trên tiểu khoản ký quỹ.

Bước 1: Tham khảo danh mục cổ phiếu được phép Margin của TCBS tại đây.

Cách mua chứng khoán trên tài khoản Margin - Tiểu khoản ký quỹ tại TCBS
Cách mua chứng khoán trên tài khoản Margin – Tiểu khoản ký quỹ tại TCBS

Bước 2: Đăng nhập vào TCInvest trên Web hoặc ứng dụng điện thoại chọn Đặt lệnh cổ phiếu.

  1. Nhập mã cổ phiếu: Mã cổ phiếu bạn muốn mua
  2. TK: Ký quỹ
  3. Sức mua: Là sức mua mà hệ thống tự động tính toán.
  4. Ký quỹ: Mức ký quỹ cho mã cổ phiếu vừa nhập.

Nếu mục Ký quỹ hiển thị 0% thì có 2 trường hợp xảy ra:

  1. Hạn mức ký quỹ đã hết
  2. Cổ phiếu không được cấp ký quỹ

4. Rtt – Tỷ lệ ký quỹ là gì và được tính như nào?

Tỷ lệ ký quỹ của tài khoản (Rtt) là tỷ lệ giữa Giá trị tài sản cổ phiếu (được tính với giá và tỷ lệ cầm cố quy định bởi TCBS) trên tổng nợ vay của KH.

Rtt có ý nghĩa giúp Quý KH xác định tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so sánh với các mốc quan trọng cần quan tâm trong nghiệp vụ quản lý tài khoản ký quỹ: tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ Force sell (các tỷ lệ này quy định cụ thể và công bố trên website của TCBS tại đây

Công thức tính Rtt:

Rtt = ∑(Số lượng CK thực có * tỷ lệ tính tài sản1 * giá tính tài sản2) / (Tổng nợ đã giải ngân + nợ các loại phí + dư nợ chờ giải ngân – tiền mặt – tiền chờ về)

  • 1, 2 Tỷ lệ tính tài sản và giá tính tài sản của từng mã chứng khoán được quy định theo danh mục cho vay của TCBS và được công bố trên website
  • Con số Rtt cụ thể của Nhà đầu tư và các giá trị trong công thức tính Rtt được xác định hàng ngày và hiển thị trên tài khoản giao dịch trực tuyến trên nền tảng của TCInvest

Lưu ý: Công thức này chỉ sử dụng cho các loại cổ phiếu ký quỹ trên tài khoản Margin

5. Khi nào phải trả khoản vay cho tài khoản Margin?

Thời hạn khoản vay là 89 ngày. Khách vay phải trả nợ trước khi khoản vay quá hạn nếu không thực hiện gia hạn.

Thời hạn tối đa được phép gia hạn: Lên đến 2 năm.

Lãi suất cho khoản vay margin tại TCBS:

Lãi suất cho vay ký quỹ dành cho khách hàng phổ thông là trong thời hạn cho vay là 10.5%/năm. Lãi suất áp dụng cho khoản vay quá hạn là 15.75%/năm

6. Trả khoản vay Margin chứng khoán trước hạn có được không và thủ tục như thế nào?

Nhà đầu tư được phép trả nợ trước hạn và không bị phạttrả nợ trước hạn

Tại TCBS:

Để trả nợ, Nhà đầu tư thực hiện một trong hai hình thức sau:

  • Nộp tiền vào tiểu khoản ký quỹ hoặc
  • Nộp tiền vào TK ngân hàng Techcombank đã kết nối với TCBS (có tích đăng ký tính năng tự động thu nợ) trước thời điểm hệ thống xử lý cuối ngày.

Tiền nộp vào sau thời điểm thu nợ trong ngày sẽ được thu nợ vào ngày tiếp theo.

Cách thức chuyển tiền vào tài khoản TCBS

TK: Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương

Tài khoản ngân hàng chuyển đến: 19033336666968 tại Techcombank – CN Trung tâm GD Hội sở

Để chuyển tiền vào các tiểu khoản khác nhau, Quý khách điền nội dung tương ứng như sau (*):

Tiểu khoản thường: [Họ tên chủ TKCK] [Số TKCK tại TCBS]

Ví dụ: Nguyen Van A 105C123456

Tiểu khoản ký quỹ: [Họ tên chủ TKCK] [Số TKCK tại TCBS]M

Ví dụ: Nguyen Van A 105C123456M

Tiểu khoản phái sinh: [Họ tên chủ TKCK] [Số TKCK tại TCBS]A

Ví dụ: Nguyen Van A 105C123456A

Cảnh báo: Số TKCK tại TCBS cần chuyển tiền vào là quan trọng nhất trong nội dung chuyển tiền và bắt buộc chính xác.

Như vậy, nếu muốn chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ, trong nội dung chuyển khoản nhà đầu tư sẽ phải ghi:

[Họ tên chủ TKCK] [Số TKCK tại TCBS]M

Lưu ý: Kết thúc nội dung có chữ M là viết tắt của Margin

7. Khi nào tài khoản chứng khoán của khách hàng được dùng margin và hạn mức?

Ngay sau khi kích hoạt thành công tài khoản chứng khoán tại TCBS, khách hàng sử dụng được ngay dịch vụ cho vay Margin. Khách hàng sẽ được cung cấp một tài khoản với hai tiểu khoản: Tiểu khoản thường và Tiểu khoản Ký quỹ.

Hạn mức tự động được TCBS cấp lên tới 10 tỷ đồng. Nếu muốn tăng hạn mức, nhà đầu tư sẽ phải liên hệ trực tiếp với TCBS.

8. Sức mua khi đặt lệnh là gì?

Sức mua cổ phiếu là số tiền lớn nhất mà nhà đầu tư có thể sử dụng để đặt lệnh mua chứng khoán tại từng thời điểm. Cách tính sức mua như sau:

8.1. Sức mua trên tiểu khoản thường (A)

A = Tiền mặt + Tiền bán chờ về

Trong đó:

  • Tiền mặt: trong TKCK hoặc cả trong TK Techcombank nếu 2 TK có kết nối
  • Tiền bán chờ về: Tiền bán nhưng chưa đủ T+2 nên chưa về tài khoản (đã trừ phí ứng trước)

8.2. Sức mua cơ bản (B)

Trên thị trường thì khá phổ biến khái niệm này tính trên các khoản sẵn có của Nhà đầu tư (NĐT)

B= A+ Sức mua từ chứng khoán – Tổng dư nợ

  • Sức mua từ chứng khoán: Tính từ các mã chứng khoán mà NĐT đang sở hữu được tính làm Tài sản đảm bảo
  • Tổng dư nợ: Gốc, lãi vay margin, phí lưu ký của NĐT

8.3. Sức mua margin (M):

Đây là sức mua thực tế thể hiện trên tiểu khoản vay margin của TCBS,

M= Sức mua cơ bản/Tỷ lệ hỗ trợ của TCBS

Tỷ lệ hỗ trợ được tính = [1 – Tỷ lệ Margin của Mã CK mua x [min (Giá cho vay;Giá tham chiếu)/Giá NĐT đặt]

Ví dụ: Tài sản KH Nguyễn Văn A có:

  • Tiền mặt: 100 triệu
  • 1,000 cổ phiếu VNM ( giá cho vay 100,000, tỷ lệ 50%)

Sức mua Cơ bản = 100 triệu + 100,000 x 1000 x 50% = 150 triệu

KH dùng sức mua cơ bản mua thêm GAS (giá cho vay 60,000, tỷ lệ 45%)

Sức mua margin mua GAS = 150 triệu / {1-45% x (60,000/72,500)}= 239 triệu

9. Giá trần cho vay ký quỹ cổ phiếu

Giá trần cho vay ký quỹ cổ phiếu là mức giá mà công ty chứng khoán quy định đối với một mã cổ phiếu cố định nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả công ty chứng khoán và nhà đầu tư.

Giá trần cho vay và hạn mức vay margin - ký quỹ chứng khoán
Giá trần cho vay và hạn mức vay margin – ký quỹ chứng khoán

Giá trần cho vay Margin chứng khoán được xác định như sau:

Nếu giá đặt mua cổ phiếu cao hơn giá trần cho vay: Mức vay sẽ được tính bằng tỷ lệ của giá trần cho vayVí dụ:

  • Cổ phiếu DIG có thị giá: 83.500đ/cp
  • Giá trần cho vay: 41.200đ/cp
  • Tỷ lệ cho vay là 50%
  • Khách hàng đặt mua trên tiểu khoản ký quỹ 100 cổ phiếu DIG với giá 83.500đ

Lúc này, số tiền cho vay sẽ được tính như sau:Số tiền vay = Giá trần cho vay x 50% x số cổ phiếu đặt muaSố tiền vay = 42.100đ x 50% x 100 = 2.105.000đSố tiền khách hàng cần có trên tiểu khoản ký quỹ:Số tiền cần có = (Số cp mua x giá mua) – số tiền vaySố tiền cần có = 100 x 83.500 – 2.105.000 = 6.245.000đNếu giá đặt mua cổ phiếu thấp hơn giá trần cho vay: Mức vay sẽ được tính bằng tỷ lệ giá đặt muaVí dụ:

  • Cổ phiếu DVP có thị giá: 58.000đ/cp
  • Giá trần cho vay: 65.300đ
  • Tỷ lệ cho vay: 50%
  • Khách hàng đặt mua trên tiểu khoản ký quỹ 100 cổ phiếu DVP với giá 58.000đ

Số tiền cho vay sẽ được tính như sau:Số tiền vay = Giá mua x tỷ lệ cho vay x số lượng cpSố tiền vay = 58.000 x 50% x 100 = 2.900.000đSố tiền khách hàng cần có = (Số cp mua x giá mua) – số tiền vaySố tiền cần có = 100 x 58.000 – 2.900.000 = 2.900.000đ

10. Margin Call và Force Sell trên tài khoản chứng khoán

Margin Call và Force Sell là hai vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu khi sử dụng tài khoản Margin chứng khoán mua các loại cổ phiếu trong diện ký quỹ để tránh bị cháy tài khoản.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ về Margin Call tại đây.

Force Sell thực ra giống với Stop out trong giao dịch ngoại hối. Tìm hiểu kỹ về Stop Out tại đây.

Margin Call trong giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam là ngưỡng mà khi Tỷ lệ ký quỹ giảm tới con số này, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện một số nghiệp vụ cảnh báo tới khác hàng về tình trạng nguy hiểm mà tài khoản ký quỹ của họ có thể sẽ phải đối mặt. Thường các công ty chứng khoán sẽ gọi điện, gửi email báo để khách hàng biết tình trạng rủi ro này.

Force Sell là mức tệ nhất của tỷ lệ ký quỹ. Khi tỷ lệ ký quỹ chạm tới mức Force Sell, công ty chứng khoán sẽ bắt buộc phải thực hiện các nghiệp vụ ép bán số lượng cổ phiếu nhất định trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản nhà đầu tư về ngưỡng an toàn.

Tại TCBS:

  • Margin Call diễn ra khi tỷ lệ ký quỹ – Rtt chạm ngưỡng 85%
  • Force Sell diễn ra khi tỷ lệ ký quỹ – Rtt chạm ngưỡng 80%

Từ công thức tính Rtt của TCBS, chúng ta có:

Rtt = ∑(Số lượng CK thực có * tỷ lệ tính tài sản1 * giá tính tài sản2) / (Tổng nợ đã giải ngân + nợ các loại phí + dư nợ chờ giải ngân – tiền mặt – tiền chờ về)Tôi rút gọn một số tham số sau để bạn hiểu:

  • Nợ các loại phí: 0
  • Dư nợ chờ giải ngân: 0
  • Tiền mặt: 0
  • Tiền chờ về: 0
  • Số tiền đã trả sau khi vay ký quỹ: 0

Lúc này công thức Rtt sẽ được viết lại như sau:Rtt = ∑(Số lượng CK thực có * tỷ lệ tính tài sản1 * giá tính tài sản2) / Tổng nợ đã giải ngânGiá tính tài sản sẽ bằng giá cho vay. Vậy khi tất cả các chứng khoán giảm về mức cho vay thì Tổng giá trị cổ phiếu trên tài khoản ký quỹ sẽ bằng đúng Tổng nợ đã giản ngân, hay Rtt = 100%Vậy, khi:

  • Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giảm = 85% Tổng nợ đã giải ngân, sẽ bị Margin Call
  • Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giảm = 80% tổng nợ đã giải ngân, sẽ bị Force Sell.

Để tránh bị Force Sell, chỉ cần chuyển vào tài khoản một số tiền = 15% tổng nợ đã giải ngân.

10. Tài khoản Margin chứng khoán có bị cháy không?

Tài khoản Margin chứng khoán hoàn toàn có thể bị cháy nếu nhà đầu tư tất tay – All-in vào một mã chứng khoán ký quỹ và chứng khoán đó rơi vào trạng thái mất thanh khoản khiến cho cổ phiếu mất 50% giá trị so với giá trần cho vay mà Công ty chứng khoán cho phép.

Bài học điển hình mà 11 công ty chứng khoán cũng dính đòn khi cổ phiếu mất thanh khoản là với cổ phiếu FTM năm 2019, 11 công ty chứng khoán đều toang khi FTM sàn hơn 30 phiên và mất 96.69% giá trị. Trắng bên mua.

Bài tiếp theo, Tôi sẽ chia sẻ với các bạn các cách xử lý tài khoản trong trường hợp bị Margin Call. Mời bạn đón đọc.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung bài viết

Kết quả giao dịch tháng này

  • DOANH THU 695.32 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -754.68 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN -59.36 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Nhận phân tích qua email

1325 nhà đầu tư đã đăng ký nhận email mỗi tuần!