Annuity – Dòng Niên Kim là gì? Các loại Niên kim và cách tính giá trị hiện tại, tương lai của Dòng Niên Kim

Annuity – Dòng Niên Kim được coi là khuôn mẫu trong tính toán các khoản đầu tư hoặc chi tiêu tài chính ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.

Với những hiểu biết về Annuity – Dòng Niên Kim các cá nhân sẽ có thể tối ưu các khoản thu – chi – đầu tư tài chính và biết về Giá trị của Tiền.

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về Annuity – Dòng niên kim là gì và ứng dụng trong cuộc sống!

Annuity – Dòng Niên Kim là gì?

Annuity – Dòng niên kim – Dòng tiền là chuỗi “các khoản thanh toán hàng năm”. Dòng niên kim là một chuỗi các khoản thanh toán cố định, được trả đều đặn qua các kỳ.

Ví dụ thường gặp nhất về dòng niên kim là các hợp đồng bảo hiểm. Từ một thời điểm nhất định hay theo định kỳ, người mua bảo hiểm nhận được một khoản tiền chi trả từ doanh nghiệp bảo hiểm (niên kim).

Các Loại Niên Kim

Ordinary Annuities

Niên kim cuối kỳ – Ordinary annuities (Niên Kim Thông Thường) có các khoản thanh toán được thực hiện vào cuối mỗi kỳ thanh toán. Nếu các tiêu thức so sánh là như nhau thì niên kim đầu kỳ có mức phí cao hơn niên kim cuối kỳ.

Ví dụ điển hình của Ordinary annuities là hình thức trả trái tức của trái phiếu. Trái Tức được trả sau 3 tháng, hoặc 6 tháng, hoặc 1 năm tùy vào các loại trái phiếu.

Cách Tính Giá Trị Tương Lai của Ordinary Annuity

Giá trị tương lai của dòng tiền (Future Value – FV) là thước đo xem một loạt các khoản thanh toán thường xuyên sẽ có giá trị tại một thời điểm nào đó trong tương lai, với một mức lãi suất được chỉ định.

Vì vậy, ví dụ, nếu bạn dự định đầu tư một số tiền nhất định mỗi tháng hoặc mỗi năm, nó sẽ cho bạn biết bạn sẽ tích lũy được bao nhiêu vào một ngày trong tương lai. Nếu bạn đang thực hiện thanh toán thường xuyên cho khoản vay, giá trị tương lai sẽ hữu ích trong việc xác định tổng chi phí của khoản vay.

Ví dụ, hãy xem xét một loạt năm khoản thanh toán 1.000 đô la được thực hiện đều đặn.

Ví dụ dòng tiền Ordinary Annuity
Ví dụ dòng tiền Ordinary Annuity

Do giá trị thời gian của tiền, bất kỳ khoản tiền nào hiện tại đều có giá trị hơn so với tương lai vì nó có thể được đầu tư ngay tại thời điểm đó và sinh lời, khoản thanh toán 1.000 đô la đầu tiên có giá trị cao hơn lần thứ hai, v.v.

Vì vậy, hãy giả sử rằng bạn đầu tư $1.000 mỗi năm trong năm năm tới, với lãi suất 5%. Dưới đây là số tiền bạn sẽ có vào cuối giai đoạn năm năm.

Cách tính giá trị tương lai của Ordinary Annuity
Cách tính giá trị tương lai của Ordinary Annuity

Phía trên là Tôi tái hiện việc bạn đầu tư một khoản $1000 mỗi năm sau đó nhận cả gốc và lãi sau 5 năm. Bạn có thể dùng công thức đơn giản sau để tính giá trị Ordinary Annuity trong tương lai:

Công thức tính dòng tiền tương lai Ordinary Annuity
Công thức tính dòng tiền tương lai Ordinary Annuity

Trong đó:

  • FV Ordinary Annuity: Giá trị tương lai của Ordinary Annuity cần tính.
  • C: Số tiền gửi mỗi kỳ.
  • i: Lãi suất cố định
  • n: Số kỳ gửi tiền

Tôi thay các tham số trong ví dụ phía trên để bạn thấy rõ:

Ví dụ tính dòng tiền tương lai Ordinary Annuity chu kỳ 5 năm
Ví dụ tính dòng tiền tương lai Ordinary Annuity chu kỳ 5 năm

Một ví dụ điển hình khác với Giá trị tương lai của Ordinary Annuity được tích hợp trực tiếp vào các App của các ngân hàng lớn hiện tại chính là gửi tiết kiệm mục tiêu.

Ví dụ: Bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến Online với lãi suất 5% và bạn kỳ vọng nhận lại 100.000.000đ sau 24 tháng, gửi tiền định kỳ 3 tháng 1 lần. Ngân hàng sẽ ngay lập tức mở tài khoản cho bạn và tính toán chính xác số tiền mà bạn phải nộp vào tài khoản sau mỗi 3 tháng.

Cách Tính Giá Trị Tiền Hiện Tại của Ordinary Annuity

Ngược lại với tính toán giá trị trong tương lai, phép tính giá trị hiện tại (PV) cho bạn biết số tiền cần thiết bây giờ để tạo ra một loạt các khoản thanh toán trong tương lai.

Ví dụ: Tôi muốn đầu tư một khoản ở hiện tại để có thể nhận 5 kỳ thanh toán mỗi kỳ $1000 với lãi suất 5% không đổi.

Cách tính dòng tiền hiện tại của Ordinary Annuity
Cách tính dòng tiền hiện tại của Ordinary Annuity

Phía trên là diễn giải chi tiết $1000 tôi nhận trong tương lai có giá trị bằng bao nhiêu ở hiện tại.

Còn đây là Công thức tính Giá trị hiện tại của Ordinary Annuity:

Công thức tính giá trị hiện tại của Ordinary Annuity
Công thức tính giá trị hiện tại của Ordinary Annuity
  • PV Ordinary Annuity: Giá trị hiện tại của Ordinary Annuity cần tính.
  • C: Số tiền nhận mỗi kỳ.
  • i: Lãi suất cố định
  • n: Số kỳ nhận tiền

Thay vào công thức ta sẽ có:

Ví dụ tính giá trị hiện tại của Ordinary Annuity
Ví dụ tính giá trị hiện tại của Ordinary Annuity

Annuity Due

Annuity Due – Niên kim đầu kỳ là loại Niên Kim có các khoản thanh toán được thực hiện vào đầu mỗi kỳ thanh toán.

Ví dụ điển hình về Annuities due đó chính là hợp đồng thuê nhà khi các chủ nhà yêu cầu trả tiền thuê nhà vào đầu mỗi tháng.

Cách Tính Giá Trị Tương Lai của Annuity Due

Để tính toán các khoản thanh toán vào đầu kỳ, chúng ta cần thay đổi 1 chút trong công thức tính và dưới đây là diễn giải bằng hình ảnh:

Giá trị tương lai của Annuity Due
Giá trị tương lai của Annuity Due

Như vậy với mỗi khoản tiền gửi đầu kỳ $1000, lãi suất 5%/năm thì sau 5 kỳ gửi liên tục, bạn có thể rút về tổng gốc và lãi là $5801.92.

Dưới đây là công thức tính Giá trị tương lai của Annuity Due:

Công thức tính giá trị tương lai Annuity Due
Công thức tính giá trị tương lai Annuity Due

Trong đó:

  • FV Annuity Due: Giá trị tương lai của dòng tiền cần tính
  • C: Số kỳ nộp tiền
  • i: Lãi suất
  • n: Số kỳ nộp tiền

Khi thay các tham số vào công thức ta có:

Ví dụ tính giá trị tương lai Annuity Due
Ví dụ tính giá trị tương lai Annuity Due

Cách Tính Giá Trị Hiện Tại của Annuity Due

Cách tính giá trị hiện tại của Annuity Due khác giá trị tương lai ở chỗ các khoản tiền sẽ phải trả vào đầu mỗi kỳ chứ không phải cuối kỳ.

Ví dụ:

Bạn đi thuê nhà với giá $1000/năm. Chủ nhà bắt bạn phải trả trước 5 năm tiền nhà trị giá $5000. Lãi suất hiện tại đang là 5%. Bạn sẽ phải tính giá trị hiện tại của khoản tiền mà bạn chuẩn bị trả để có thể thương lượng với chủ nhà. Dưới đây là diễn giải bằng hình ảnh:

Giá trị hiện tại của Annuity Due
Giá trị hiện tại của Annuity Due

Nếu bạn chỉ phải nộp tiền nhà theo từng năm thì bạn hoàn toàn có thể giữ lại số tiền đó và gửi tiết kiệm.

Ví dụ ở năm cuối, Hiện tại bạn chỉ cần gửi tiết kiệm $822.70 ở hiện tại với lãi suất 5%/năm để sau 5 năm khoản tiền gửi này sẽ nhận lại cả gốc lẫn lãi là $1000 cho bạn đủ trả tiền nhà thay vì hiện tại phải trả $1000.

Nói cách khác, Nếu phải trả một cục tiền cho 5 năm thuê nhà, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công thức này để tính giá trị hiện tại của khoản tiền thuê nhà đó và trả với giá hiện tại chỉ là $4545.95 thay vì phải trả trước $5000.

Dưới đây là công thức:

Công thức tính giá trị hiện tại của Annuity Due
Công thức tính giá trị hiện tại của Annuity Due

Trong đó:

  • PV Annuity Due: Giá trị hiện tại của dòng niên kim cần tính.
  • C: Số tiền phải trả mỗi kỳ.
  • i: Lãi suất
  • n: Số kỳ phải trả

Thêm dữ liệu từ ví dụ vào công thức chúng ta có:

Ví dụ tính giá trị hiện tại của Annuity Due
Ví dụ tính giá trị hiện tại của Annuity Due

Deferred Annuity – Dòng Niên Kim Trả Chậm

Dòng niên kim “trả chậm” (Deferred Annuity) là một chuỗi các khoản thanh toán hàng năm với khoản thanh toán đầu tiên được trả sau một thời điểm xác định. Những người đã về hưu thích dòng niên kim “trả chậm” bởi họ có thể trì hoãn việc trả thuế cho đến khi nhận được các khoản thanh toán.

Dòng Niên Kim Trả Ngay

Dòng niên kim “trả ngay” đồng nghĩa với việc các khoản thanh toán thu nhập được trả ngay lập tức. Một số hợp đồng niên kim có lợi khi bạn còn sống bởi các công ty bảo hiểm vẫn phải tiếp tục thanh toán cho bạn.

Về cơ bản, các công ty bảo hiểm đang đánh cược rằng bạn sẽ qua đời trước khi nhận được toàn bộ giá trị của các dòng niên kim.

Dòng Niên Kim Cố Định – Fix Annuity

Dòng niên kim cố định (Fix Annuity): Đối với loại niên kim này, các công ty bảo hiểm phải thực hiện các khoản thanh toán cố định cho người nắm giữ trong suốt thời hạn của hợp đồng.

Việc này thường kết thúc khi người thụ hưởng dòng niên kim qua đời.

Công ty bảo hiểm sẽ đảm bảo chi trả cả gốc lẫn lãi.

Đây là một công cụ tài chính tương đối đảm bảo cho những người tìm kiếm nguồn thu nhập cố định.

Dòng Niên Kim Thả Nổi – Variable Annuity

Dòng niên kim thả nổi (Variable Annuity): Vào cuối giai đoạn tích lũy, các công ty bảo hiểm đảm bảo một khoản thanh toán tối thiểu, và phần còn lại có thể thay đổi phụ thuộc vào lợi nhuận của danh mục đầu tư được tài trợ bởi những khoản tiền đóng hàng năm của bạn.

Dòng niên kim cho phép bạn đầu tư vào một danh mục đầu tư được quản lý bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ thị trường tiền tệ (money market funds), hoặc bất kỳ sự kết hợp nào mà bạn muốn.

Lợi nhuận của danh mục đầu tư này sẽ quyết định khoản thanh toán hàng năm mà bạn nhận được.

Niên Kim Trả Có Thời Hạn

Theo hợp đồng này, số lần trả niên kim được xác định cụ thể bằng một số năm trong hợp đồng bảo hiểm.

Việc trả tiền của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt vào thời điểm người được bảo hiểm bị chết hoặc thời điểm cuối cùng được nhận niên kim đã qui định trong hợp đồng, tùy thuộc vào thời điểm nào đến trước.

Niên kim trọn đời (Niên kim vĩnh cữu)

Khác vơi niên kim có thời hạn, việc trả trợ cấp cho người được bảo hiểm trong niên kim trọn đời không bị giới hạn về thời gian.

Người được bảo hiểm sẽ nhận niên kim từ khi bắt đầu nhân được niên kim cho đến khi chết. Như vậy khi tham gia bảo hiểm dạng này cả người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm điều không biết chính xác sẽ có bao nhieu lần niên kim.

Mục Tiêu Và Rủi Ro của Annuity

Các nhà đầu tư cá nhân thường không để ý đến các dòng niên kim, một phần vì họ không biết tới những lợi ích của chúng.

Dòng niên kim đặc biệt có lợi cho những người đang tìm kiếm những khoản đầu tư có rủi ro thấp nhưng vẫn tăng trưởng tốt. Dòng niên kim “trả chậm” cho phép bạn được hưởng lãi kép mà không phải lo lắng về các vấn đề thuế suất.

Rủi ro liên quan tới dòng niên kim là không đáng kể so với các công cụ đầu tư khác vì chúng được Chính phủ quản lý rất chặt chẽ.

Bạn nên hỏi trước liệu công ty cung cấp dịch vụ đầu tư dòng niên kim cho bạn có được bảo hiểm hay không bởi không phải công ty nào cũng được bảo hiểm.

Lưu ý: Dòng niên kim cho phép bạn rút khoản vốn đã đầu tư, nhưng khi làm vậy bạn sẽ bị phạt một khoản phí nhất định.

Cách Mua Và Bán Annuity

Các dòng niên kim được cung cấp bởi hầu hết các công ty bảo hiểm, ngân hàng và các công ty môi giới.

Khoản đầu tư niên kim tối thiểu thường là 1.000 USD (23.200.000VND) cộng thêm các chi phí mua bán Annuity. Mức phí này có thể dao động từ khoản phí khá thấp cho tới những chi phí quản lý đầu tư hàng năm, tối đa lên đến 1,5% tổng giá trị đầu tư của bạn.

Ưu Điểm của Annuity

• Dòng niên kim trả chậm cho phép tất cả các khoản tiền lãi, cổ tức và các khoản thặng dư vốn không bị đánh thuế cho tới khi bạn bắt đầu nhận các khoản thanh toán.
• Rủi ro mất vốn đầu tư là rất thấp. Dòng niên kim được cho là rất an toàn.

Hạn Chế Của Annuity

• Dòng niên kim cố định thường phải chịu rủi ro lạm phát vì nó không được điều chỉnh theo lạm phát. Ngược lại, dòng niên kim thả nổi đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu sẽ cho bạn một số biện pháp bảo vệ đối với loại rủi ro này.
• Nếu qua đời sớm, bạn sẽ không có cơ hội nhận lại toàn bộ giá trị khoản đầu tư.

Ba Lợi Ích Chính Của Dòng Niên Kim

Dưới đây là Ba lợi ích chính mà Annuity – Dòng Niên Kim mang lại:

• Tăng trị giá vốn
• Lợi ích thuế trả chậm
• Tính an toàn khi đầu tư

Nội dung bài viết

Kết quả giao dịch tháng này

  • LOSS -188.40 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • GAIN 214.13 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • PROFIT 25.73 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Nhận phân tích qua email

1325 nhà đầu tư đã đăng ký nhận email mỗi tuần!