Breakout Trading: Cách xác định Breakout và Fakeout hiệu quả

Giao dịch theo Breakout là một trong những phương pháp giao dịch các loại hàng hóa, chứng khoán, Forex cổ điển nhất còn tồn tại. Phương pháp giao dịch này vô cùng đơn giản và hiệu quả nhưng vẫn có nhiều Trader quang tèo vì họ không làm rõ khái niệm về Breakout và Fakeout.

Trong bài viết này, Tô sẽ chia sẻ kinh nghiệm giao dịch cá nhân trong việc xác định Breakout và Fakeout. Khi nào thì tín hiệu Breakout có rủi ro cao và khi nào thì cần lưu ý về Fakeout.

Đây là những quy tắc xác định Breakout và Fakeout Tô tự định ra để không có sự lưỡng lự trong giao dịch.

1. Breakout là gì?

Breakout trong giao dịch chứng khoán, ngoại hối, crypto là khi tỷ giá phá vỡ hoàn toàn một vùng giá quan trọng, một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự trên biểu đồ kỹ thuật để tiếp diễn một xu hướng hoặc thay đổi hoàn toàn xu hướng trước đó.

  • Breakout một vùng giá quan trọng được xác định khi kết thúc phiên giao dịch
  • Close Price của một chu kỳ thời gian cao hơn hoặc thấp hơn một mức giá được xác định trước đó.
  • Breakout hỗ trợ được xác định khi Close Price của chu kỳ thời gian đang theo dõi kết thúc và có giá nhỏ hơn giá thấp nhất của vùng hỗ trợ.
  • Breakout Kháng cự được xác định khi Close Price của chu kỳ thời gian đang theo dõi kết thúc và có giá lớn hơn giá cao nhất của vùng kháng cự.
Xác định Breakout trong phân tích kỹ thuật
Xác định Breakout trong phân tích kỹ thuật

Công thức: Breakout = Breakout + Tiếp diễn xu hướng.

2. Fakeout là gì?

Hiện tượng Fakeout giá trong giao dịch hàng hóa tương lai, chứng khoán, Forex, Crypto là hiện tượng sau khi Close Price phá vỡ giả các vùng giá, hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Nhận biết được Fakeout giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro khi mua đỉnh – bán đáy trong đầu tư tài chính

Hiện tượng Fakeout trong phân tích kỹ thuật
Hiện tượng Fakeout trong phân tích kỹ thuật

Ở biểu đồ kỹ thuật phía trên, Các bạn có thể thấy Giá Vàng – XAU/USD đã Breakout vùng kháng cự 1511 cực kỳ mạnh mẽ. Tuy nhiên sau đó XAU/USD đã đảo chiều mà không tiếp diễn xu hướng tăng theo hướng Breakout.

Công thức: Fakeout = Breakout + Đảo chiều

3. Breakout rõ ràng và Breakout không rõ ràng

Có hai hình thức trong Breakout đó là Breakout rõ ràng và Breakout không rõ ràng.
Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn nhận trên biểu đồ kỹ thuật khá rõ nhưng để định nghĩa thì đa phần rất mơ hồ.
Để xác định rõ Breakout rõ ràng và Breakout không rõ ràng Tô sẽ đưa ra quy tắc sau:

Breakout rõ ràng:
|Giá đóng cửa – Mức Breakout| >= |Giá đóng cửa – Giá mở cửa|/2
Nghĩa là nếu là biểu đồ nến thì thân nên phải đâm thủng mức Breakout và có khoảng 50% Body nến vượt ra khỏi vùng Breakout.
Lưu ý ký hiệu || là lấy trị tuyệt đối (Giá trị dương).
Mời bạn xem xét ví dụ về Breakout rõ ràng:

Xác định Breakout rõ ràng
Xác định Breakout rõ ràng

Ở ví dụ minh họa phía trên, EMA200 là Kháng cự động và bị Breakout vô cùng rõ ràng theo nguyên tắc.

Breakout không rõ ràng:

|Giá đóng cửa – Mức Breakout| < |Giá đóng cửa – Giá mở cửa|/2

Thông thường Breakout không rõ ràng sẽ cho cảm giác rất khó chịu vì đôi khi nó hình thành Price Action như Shooting Star chẳng hạn.
Mời bạn xem xét ví dụ về Breakout không rõ ràng:

Breakout không rõ ràng
Breakout không rõ ràng

4. Cách giao dịch với Breakout

Chúng ta cần chia ra Breakout rõ ràng và không Rõ ràng vì với hai tín hiệu này thị trường báo hiệu hai dấu hiệu khác nhau hoàn toàn.

  • Breakout rõ ràng: Khớp lệnh ngay
  • Breakout không rõ ràng: Chờ Test lại vùng Breakout.

Trong trường hợp Breakout rõ ràng, Tô sẽ khớp lệnh ngay với tỷ lệ 1:1 và 1:2 có thể chia làm ba lệnh:
Tính Entry, Stop Loss, Take Profit theo Breakout rõ ràng:

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

6. Giao dịch với Fakeout hiệu quả

Sau khi đã xác định có khả năng Fakeout, Tô khuyên bạn nên chờ ở vùng giá đó các tín hiệu Price Action để giao dịch.

Trong xu hướng tăng khi xác định vùng đó có khả năng Fakeout và ngay sau đó xuất hiện tín hiệu Bearish Engulfing, Evening Star, Mô hình Vai – Đầu Vai thì setup giao dịch theo ba mô hình này.

Trong xu hướng giảm, khi xác định vùng giá đó có khả năng Fakeout và ngay sau đó xuất hiện Bullish Engulfing, Morning Star, Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược thì nên Setup luôn giao dịch theo các mô hình đó.

Như vậy, bây giờ chúng ta sẽ không còn bị phân vân thế nào là Breakout và thế nào là Fakeout nữa đungs không?

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Nội dung bài viết

Kết quả giao dịch tháng này

  • LOSS -188.40 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • GAIN 214.13 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • PROFIT 25.73 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Nhận phân tích qua email

1325 nhà đầu tư đã đăng ký nhận email mỗi tuần!