Nord FX Promo 2024
XM Broker 2024-04 - Thưởng khuyến mãi
Home » Tâm lý thị trường » Tâm lý giao dịch: Chưa chạm thì mong chờ, chạm rồi thì lo sợ

Tâm lý giao dịch: Chưa chạm thì mong chờ, chạm rồi thì lo sợ

Tâm lý giao dịch Forex – Chứng khoán – Vàng – Bitcoin với người mới, thậm chí với người đã từng trải qua nhiều năm giao dịch cũng rất kỳ lạ.

Trong quá trình chi sẻ và thảo luận cùng các thành viên, các học viên khoá học forex Tôi nhận ra một điểm yếu có thể sẽ làm họ từ bỏ hoàn toàn các kế hoạch giao dịch mà họ đã rất dày công phân tích và chờ đợi.

Tâm lý này được Tôi tóm gọn lại bằng 10 từ:

CHƯA CHẠM THÌ MONG CHỜ, CHẠM RỒI THÌ LO SỢ.

Mà thực ra là gần chạm, thì cũng vẫn lo sợ. Chạm rồi, Lo sợ X2 mới lạ.

Chuyện gì xảy ra vậy?

Chưa chạm thì mong chờ

Chưa chạm thì mong chờ là diễn biến tâm lý hết sức bình thường của mỗi nhà giao dịch. Sau một phân tích bài bản và kỹ lưỡng rồi từng ngày theo dõi biến động của loại tài sản được phân tích, ai chả mong rằng sẽ tham gia được thị trường (Chạm Entry).

Tôi cũng như các bạn, sau mỗi giao dịch đều rất mong chờ rằng có thể tham gia được thị trường. Và đặc biệt với những Trader theo trường phái Swing Trading như Tôi, sự mong chờ có khi gấp nhiều lần so với anh em Intraday.

Bởi có những Setup Tôi chờ hàng tuần, hàng tháng mới có thể tham gia thị trường.

Với sự chờ đợi như vậy, nếu không thể kiểm soát cảm xúc bản thân các Trader sẽ rất dễ lao vào thị trường sớm hơn phân tích để rồi phải trả giá rất đắt.

Điều tệ hơn là họ không còn dám giao dịch tại vùng giá đã phân tích sau khi thua lỗ bởi vì QUÁ NÓNG VỘI tham gia thị trường sớm hơn phân tích và bỏ lỡ cơ hội tốt.

Cái vòng luẩn quẩn đó luôn luôn lặp lại.

Tâm lý giao dịch: Lo sợ khi thị trường biến động mạnh
Tâm lý giao dịch: Lo sợ khi thị trường biến động mạnh

Như vậy, chúng ta phải thừa nhận các mong đợi để tỷ giá chạm vùng phân tích và tham gia thị trường là DIỄN BIẾN TÂM LÝ BÌNH THƯỜNG. Để có thể chấp nhận, vượt qua và tham gia thị trường đúng thời điểm.

Chạm rồi thì lo sợ

Không nhất thiết phải chạm rồi mới lo sợ. Nhiều nhà đầu tư lo sợ trước khi tỷ giá chạm vùng giá mong đợi tham gia thị trường.

Ví dụ:

Tôi phân tích Bitcoin và dự kiến tham gia giao dịch ở vùng giá $56969. Thay vì giá Bitcoin từ từ tiếp cận vùng Entry, Nó đã phi một phát rất nhanh và mạnh tới vùng Entry.

Đây là trường hợp khiến hầu hết mọi người đều lo sợ.

Đó cũng là diễn biến tâm lý bình thường đối với mọi Trader diễn biến tâm lý này xuất hiện ở ba thời điểm, mà hầu hết các Trader không kết nối và không tự theo dõi cảm xúc giao dịch cá nhân để nhận ra:

Thời điểm sắp chạm Entry: Khi giá tăng hoặc giảm đột biến để chạm Entry, Tâm lý lo sợ sẽ hiện hữu và thường sẽ khiến Trader huỷ giao dịch. Đồng nghĩa với việc huỷ luôn kế hoạch giao dịch mà họ chờ cả tháng/

Thời điểm Sắp chạm Stop Loss: Khi giá đang ở rất xa Stop Loss, nhưng đột nhiên tăng tốc và tiến sát đến Stop Loss. Tâm lý lo sợ mất thêm tiền sẽ hiện hữu và nó sẽ làm cho các Trader lo sợ mà đóng lệnh trước khi giá chạm Stop Loss.

Đọc thêm:

Lo sợ dẫn tới cắt lỗ sớm sau đó hối tiếc
Lo sợ dẫn tới cắt lỗ sớm sau đó hối tiếc

Thời điểm sắp chạm Take Profit: Thời điểm này thì lại hơi ngược một chút. Khi giá chuẩn bị chạm vùng chốt lời, ngay lập tức có biến động mạnh và quay ngược trở lại. Nỗi sợ mất lợi nhuận sẽ hiện hữu khiến Trader ngay lập tức chốt lời.

Dù rằng hình thái và hành động khác nhau, nhưng bản chất chung là SỢ BIẾN ĐỘNG MẠNH.

Chính nỗi sợ này khiến nhà đầu tư luôn phá vỡ kế hoạch giao dịch mà gần như không ai nhận ra.

Thị trường biến động mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng Trader thua lỗ ngày nào cũng có.

Thị trường tuy biến động mạnh yếu có lúc khác nhau, song Trader thua lỗ ngày nào cũng có
Thị trường tuy biến động mạnh yếu có lúc khác nhau, song Trader thua lỗ ngày nào cũng có.

Việc thua lỗ không đến từ việc tuân thủ kỷ luật và kế hoạch giao dịch. Việc thua lỗ từ việc chủ động phá vỡ kỷ luật và kế hoạch giao dịch.

Giải quyết nỗi sợ biến động mạnh thế nào?

Trong suốt quá trình giao dịch, Tôi cũng như bạn đã từng trải qua đủ các cung bậc cảm xúc như thế. Nhưng qua chinh chiến, Tôi đã từng trải qua các cảm giác đau đớn hơn:

Tự tay Cắt lỗ khi chưa chạm Stop Loss, cuối cùng điểm cắt lỗ chính là điểm hồi, cuối cùng tỷ giá lao ầm ầm về Take Profit. Nghĩa là lẽ ra Tôi không tự tay cut lệnh thì Tôi đã được phần thưởng xứng đáng

Tự tay Cut lời khi chưa chạm Take Profit, cuối cùng đó chỉ là biến động bất thường và Tôi cắt trúng điểm bất thường. Mất 50% lợi nhuận.

Tự tay huỷ kế hoạch giao dịch: Cuối cùng đó là giao dịch tuyệt vời khi tỷ giá chạm đúng vùng Entry rồi lao một mạch về Take Profit.

Tôi đã thống kê lại và nhận ra rằng 96% quyết định khi xuất hiện biến động mạnh trên thị trường là quyết định sai lầm.

Bài học Tôi rút ra được là:

Mọi quyết định tại thời điểm thị trường biến động mạnh là quyết định dựa trên cảm xúc chứ không phải dùng lý trí từ kế hoạch giao dịch để quyết định.

Tôi đã giải quyết vấn đề tâm lý này bằng cách:

  • Tuân thủ kế hoạch giao dịch
  • Chỉ thực hiện giao dịch khi đã có kế hoạch trước đó

Trước khi thực hiện hành động can thiệp vào giao dịch, Tôi dành thời gian để tìm hiểu lý do dẫn tới biến động bất thường đó và xem liệu nó có duy trì trong dài hạn, hay chỉ là biến động bất thường trong ngắn hạn

Kết luận

Mọi tâm lý giao dịch đều cần được làm rõ và giải quyết để tránh kéo dài và lặp lại. Đặc biệt là những tâm lý gây ra thói quen xấu.

Tâm lý sợ biến động mạnh thường tạo ra thói quen xấu là phá vỡ kỷ luật giao dịch và làm cho Trader trông như kẻ ngốc.

Giao dịch là quá trình bạn xem xét, đánh giá thị trường để tìm ra xác suất có lợi nhất. Không phải quá trình bạn liên tục thực hiện các hành động phi lý trí.

Tôi hi vọng đọc xong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rằng Tâm lý lo sợ khi gặp biến động mạnh trên thị trường là điều hết sức bình thường.

Bạn cần phải vượt qua được điều đó để bảo vệ kế hoạch giao dịch và kỷ luật giao dịch nếu muốn tồn tại được trên thị trường.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Thảo luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
XM Broker - Crypto Bonus Promo 2023
Scroll to Top