Mô hình cái nêm (Wedge) là một mô hình biểu đồ Forex hỗ trợ chúng ta dự báo trước khả năng diễn biến tiếp theo của xu hướng tỷ giá.
Mô hình Wedge xuất hiện rất thường xuyên và được ứng dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật khi giao dịch Forex. Trong chuyên đề tìm hiểu các Mẫu mô hình biểu đồ Forex chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng loại mô hình.
- Mô hình cái nêm (Wedge) là gì?
- Bearish Rising Wedge
- Bullish Falling Wedge
- Tổng kết về Mô hình cái nêm – Wedge
1. Mô hình cái nêm (Wedge) là gì?
Mô hình cái nêm – Wedge là một loại Mô hình biểu đồ Forex báo hiệu sự tích luỹ và tạm dừng trong một xu hướng. Wedge được chia làm hai loại: Rising Wedge – Cái nêm tăng và Falling Wedge – Cái nêm giảm.
Rising Wedge và Falling Wedge là hai mô hình đối lập nhau hoàn toàn. Cách nhận biết hai mô hình, các dự báo xu hướng tiếp theo khi xuất hiện và phương pháp giao dịch cũng đối lập nhau.
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu tường Minh Cái nêm tăng – Cái nêm giảm là thế nào và cách ứng dụng Wedge trong giao dịch Forex.
Rising Wedge còn được viết tường minh là Bearish Rising Wedge. Từ Bearish đứng đầu để nói rõ bản chất của Rising Wedge và cho bạn biết trước rằng bạn phải chờ Breakout Rising Wedge theo hướng đi xuống. Nghĩa là sau khi phá vỡ Rising Wedge xu hướng tiếp theo sẽ là xu hướng giảm.
Rising Wedge xuất hiện trong cả hai xu hướng chính: Tăng và giảm. Và ở cả hai xu hướng thì khi Breakout Rising Wedge xu hướng tiếp theo cũng là Xu hướng giảm.
2. Bearish Rising Wedge
Bearish Rising Wedge có thể xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Đặc điểm nhận dạng của Mô hình cái Nêm tăng:
– Có hình dạng giống Mô hình Tam giác (Triangle)
– Được xác định bởi hai cạnh của Tam giác với cạnh trên là Kháng cự, cạnh dưới là Hỗ trợ
– Khác Mô hình Tam giác ở đặc điểm là Kháng cự được hình thành với Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước – Higher High (HH) và Hỗ trợ được hình thành với Đáy sau cao hơn đáy trước Higher Low (HL)
– Độ dốc của Hỗ trợ sẽ dốc hơn rất nhiều so với Kháng cự.
Lưu ý: Bearish Rising Wedge thường chỉ Breakout khi đã đi vào góc nhỏ nhất của Mô hình Wedge. Trong trường hợp Breakout theo Mô hình theo hướng tăng, cần theo dõi thêm và cẩn thận về Fake Breakout.
Mục tiêu chốt lời: Khoảng cách lớn nhất của Bearish Rising Wedge tính từ điểm Breakout.
Bearish Rising Wedge trong xu hướng tăng
Báo hiệu khả năng đảo chiều giảm giá trong ngắn hạn.
Trong Ví dụ phía trên các bạn có thể thấy là Hỗ trợ của Bearish Rising Wedge dốc hơn rất nhiều so với Kháng cự. Và tỷ giá phá vỡ Mô hình theo hướng giảm khi đã tích lũy cực đại tại góc nhỏ nhất của mô hình.
Entry: Khi có tín hiệu nến Breakout Hỗ trợ của Rising Wedge. Một số nhà giao dịch không Entry ngay Breakout mà chờ tỷ giá sau khi Breakout sẽ hồi về Hỗ trợ của Wedge, lúc này họ xác định Hỗ trợ đã bị phá và trở thành kháng cự để Vào lệnh.
Stop Loss: Xác định tín hiệu nếu đảo chiều trong khu vực đỉnh tích lũy cực đại của Rising Wedge và đặt phía trên đó khoảng 5-10pips.
Take Profit: Khoảng cách chốt lời được xác định là khoảng cách lớn nhất của Bearish Rising Wedge.
Bearish Rising Wedge trong xu hướng giảm
Điểm khác biệt giữa Bearish Rising Wedge trong xu hướng tăng với Xu hướng giảm là Ở xu hướng tăng thường các nhà giao dịch sẽ chờ đợi sự đảo chiều. Còn trong xu hướng giảm, họ sẽ chờ đợi xu hướng tỷ giá Breakout theo hướng giảm và Xu hướng giảm trước đó sẽ được duy trì.
Minh họa phía trên các bạn có thể quan sát thấy xu hướng giảm được tiếp diễn khi tỷ giá Breakout mô hình.
[/ihc-hide-content]
Xu hướng chờ đợi Bearish Rising Wedge: Breakout theo xu hướng giảm.
3. Bullish Falling Wedge
Mô hình cái nêm giảm – Bullish Falling Wedge có thể xuất hiện ở xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Đặc điểm nhận dạng của Mô hình Bullish Falling Wedge:
– Có hình dạng giống Mô hình Tam giác (Triangle)
– Được xác định bởi hai cạnh của Tam giác với cạnh trên là Kháng cự, cạnh dưới là Hỗ trợ
– Khác Mô hình Tam giác ở đặc điểm là Kháng cự được hình thành với Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước – Lower High (LH) và Hỗ trợ được hình thành với Đáy sau thấp hơn đáy trước Lower Low (LL)
– Độ dốc của Kháng cự dốc hơn rất nhiều so với Hỗ trợ.
Lưu ý: Bullish Falling Wedge thường chỉ Breakout khi đã đi vào góc nhỏ nhất của Mô hình Wedge. Trong trường hợp tỷ giá Breakout Mô hình theo xu hướng giảm cần phải theo dõi Fake Breakout.
Bullish Falling Wedge trong xu hướng giảm
Báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá trong ngắn hạn.
Entry: Khi có tín hiệu Breakout Mô hình. Một số nhà giao dịch sẽ không vào lệnh khi tỷ giá Breakout mà chờ Pullback về Kháng cự của Mô hình khi này đã trở thành hỗ trợ
Stop Loss: Xác định tín hiệu nếu đảo chiều trong khu vực đỉnh tích lũy cực đại của Falling Wedge và đặt phía trên đó khoảng 5-10pips.
Mục tiêu chốt lời: Khoảng cách lớn nhất của Bullish Falling Wedge tính từ điểm Breakout. Trong trường hợp Breakout theo Mô hình theo hướng giảm, cần theo dõi thêm và cẩn thận về Fake Breakout.
Hình minh họa phía trên cho các bạn thấy rõ ràng xu hướng và phương pháp giao dịch với Bullish Falling Wedge và xu hướng sau khi tỷ giá Breakout Mô hình.
Bullish Falling Wedge trong xu hướng tăng
Điểm khác biệt giữa Bullish Falling Wedge trong xu hướng tăng và giảm đó là trong xu hướng tăng, nhà giao dịch chờ đợi tín hiệu breakout và Xu hướng tăng sẽ tiếp diễn. Trong xu hướng giảm nhà giao dịch chờ đợi tín hiệu Breakout báo hiệu sẽ có đảo chiều xu hướng trong ngắn hạn.
4. Tổng kết về Mô hình cái nêm – Wedge
Rủi ro với các Mô hình đó là Fake Breakout và Breakout Mô hình theo hướng tỷ giá tăng chính vì vậy các bạn bắt buộc phải đặt Stop Loss nếu không muốn tài khoản bị bốc hơi.
Trước khi giao dịch với các Mô hình giá, Tô đã làm bảng Cheat về xu hướng tiếp theo sau khi xuất hiện các Mô hình giá dưới đây:
Tất cả các Mô hình đều có độ chính xác tương đối, không phải lúc nào tỷ giá cũng đi theo xu hướng mà chúng ta mong muốn.
Với Bearish Falling Wedge thì tỷ lệ chính xác tỷ giá sẽ Breakout theo xu hướng giảm là khoảng 69.96%.
Tương tự Bullish Falling Wedge tỷ lệ chính xác tỷ giá sẽ Breakout theo xu hướng tăng là 69.96%.
Điều này có nghĩa là các bạn có tỷ lệ rủi ro là 30.04% tỷ giá sẽ Breakout theo xu hướng ngược lại.
Đây là một con số chính xác, không phải con số vui vẻ 69 mà cư dân mạng vẫn đồn thổi.
Cái nêm là Một trong những Mẫu mô hình biểu đồ Forex mà Tô giới thiệu. Hy vọng với những chia sẻ phía trên bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro và giao dịch tốt hơn trên thị trường Forex.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Video Hướng Dẫn Giao Dịch Với Mô Hình Wedge
Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
- Khoá học Price Action miễn phí.
- Khoá học Forex Miễn Phí.
- Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex và đăng nhập MetaTrader 4
- Khi bắt đầu một ngày, cần tham khảo kỹ: Lịch kinh tế.
- Tham gia nhóm Học Forex miễn phí trên Facebook.
- Like Page của Tô Trên Facebook: https://www.facebook.com/tohaitrieudotnet
- Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com
- Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/