Học phân tích kỹ thuật Forex (TA)

0 trong 53 bài học đã hoàn thành (0%)

Sử dụng Moving Averages như các vùng Hỗ trợ và Kháng cự động

Cập nhật:

Sử dụng Moving Averages như các vùng Hỗ trợ và Kháng cự động đã được nhắc đến khá nhiều trong loạt bài viết về các đường Moving Averages (SMA và EMA). Nhưng chưa được sâu lắm.

Bài viết này sẽ cùng các bạn xem xét các đường EMA như là các vùng Hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Và khi nào thì các vùng hỗ trợ – Kháng cự được tạo bởi các đường EMA được xác nhận và có khả năng là vùng Hỗ trợ – Kháng cự mạnh.

Cũng giống như các bài viết trước, Do thói quen sử dụng, Tôi sẽ sử dụng 04 đường EMA chứ không sử dụng các đường SMA. Bạn có thể sử dụng các nội dung trong bài viết này áp dụng trực tiếp tương tự với các đường SMA.

04 đường EMA được tôi sử dụng trong bài viết là:

  1. EMA 10
  2. EMA 20
  3. EMA 50
  4. EMA 200

Nền tảng sử dụng là MetaTrader 4. Chart với Background màu trắng.

Nếu bạn chưa biết lựa chọn nào là phù hợp, Xin vui lòng đọc lại bài viết: So sánh SMA và EMA trong giao dịch Forex

Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào nội dung chính!

1. Hai tính chất của Vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự được tạo bởi Moving Averages

Đây là hai tính chất đặc biệt quan trọng của các đường trung bình động – Moving Averages bởi vì bạn không được phép nhầm lẫn giữa các khái niệm áp dụng trong bài viết này với các phương pháp xác định các vùng Kháng cự – Hỗ trợ bởi bất kỳ công cụ nào khác.

1.1. Moving Averages có thể là Vùng hỗ trợ hoặc Kháng cự động và nó luôn thay đổi

Vùng hỗ trợ – kháng cự động có nghĩa là các Vùng này sẽ thay đổi liên tục dựa vào sự biến động của giá cả.

Nếu các bạn sử dụng các phương pháp khác để xác định Hỗ trợ – Kháng cự, có thể các bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu. Nhưng với các đường trung bình động, Do tính chất đặc biệt của các đường này, Đặc biệt là các đường EMA, rất nhạy và theo sát với các biến động trực tiếp của Tỷ giá, nên khi trở thành Hỗ trợ hoặc Kháng cự, các bạn không phải chờ đợi quá lâu.

Mời các bạn theo dõi biểu đồ H4, cặp USD/JPY dưới đây:

Moving Averages tạo vùng Hỗ trợ động
Moving Averages tạo vùng Hỗ trợ động

Các bạn có thể thấy, Mỗi lần chạm EMA 10, tỷ giá lại bật ngược lên và tiếp tục xu hướng của nó. Chứng tỏ EMA 10 đang đóng vai trò là Hỗ trợ cực mạnh. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý rằng Vùng hỗ trợ này liên tục thay đổi mà không ở bất cứ mức cố định nào.

1.2. Vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự được tạo bởi Moving Averages không phụ thuộc nhiều vào lịch sử biến động tỷ giá

Tính chất đặc biệt này các bạn cần lưu ý bởi lẽ khi giao dịch với các đường trung Bình động và coi các đường Trung Bình động như là một Vùng Hỗ trợ hoặc kháng cự để tìm điểm vào lệnh thì các bạn sẽ không thể Coi vùng Kháng cự hoặc hỗ trợ được tạo trước đó bởi các đường EMA hầu như không có tác động và không có giá trị khi tỷ giá quay đầu về các vùng này.

Mời các bạn xem biểu đồ CAD/CHF khung thời gian H4 dưới đây:

Vùng hỗ trợ và kháng cự tạo bởi Moving Averages không phụ thuộc vào các vùng trước đó
Vùng hỗ trợ và kháng cự tạo bởi Moving Averages không phụ thuộc vào các vùng trước đó

Biểu đồ minh hoạ trên cho thấy các vùng Hỗ trợ động trước đó mà EMA 10 tạo ra không có giá trị với xu hướng sau nó. Sau khi quay đầu, các cú phá đều rất ngọt ngào chẳng cần quan tâm trước nó lịch sử để lại dấu vết gì.

1.3. Cơ hội sẽ đến nhiều hơn khi áp dụng Moving Averages như là vùng Hỗ trợ – Kháng cự trong giao dịch

Lợi ích khi coi các đường Trung bình động như Vùng hỗ trợ và kháng cự đó là bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn trong suốt xu hướng tăng hoặc giảm của Tỷ giá.

Mỗi khi tỷ giá chạm vào các vùng này, chúng ta đều có một điểm vào lệnh theo xu hướng rất đẹp.

Mời bạn xem lại biểu đồ USD/JPY phía trên:

Moving Averages tạo vùng Hỗ trợ động
Moving Averages tạo vùng Hỗ trợ động

Đây là một xu hướng lên mạnh. Mỗi khi tỷ giá chạm EMA 10, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm vào một lệnh đánh lên và có mức lợi nhuận hợp lý.

2. Phương pháp giao dịch ứng dụng Vùng Hỗ trợ và Kháng cự được tạo bởi Moving Averages

Thực tế thì phần này các bạn có thể đọc lại 03 bài viết:

  1. Simple Moving Average (SMA) và Ứng dụng SMA trong giao dịch Forex
  2. Exponential Moving Average (EMA) và Ứng dụng EMA trong giao dịch Forex
  3. Sử dụng Moving Averages Crossovers – Giao điểm của các đường MA trong giao dịch Forex

Trong ba bài viết này Tôi đã trình bày rất kỹ về phương pháp giao dịch với từng loại đường trung bình động. Cùng với đó là xác định sớm một xu hướng cũng như áp dụng nó.

Chúng ta sẽ phải áp dụng Nguyên tắc thứ tự của các đường EMA 10, 20, 50 và 200 trong giao dịch.

Ngoài ra cũng phải áp dụng luôn nguyên tắc xác định Một xu hướng đã thực sự hình thành hay chưa dựa trên EMA bằng phương pháp… đếm nến.

2.1. Ba nguyên tắc chính để giao dịch với Vùng hỗ trợ và kháng cự được tạo bởi Moving Averages

a. Nguyên tắc thứ tự:

  • Xu hướng tăng: EMA 10 -> EMA20 -> EMA 50 -> EMA 200.
  • Xu hướng giảm: EMA 200 -> EMA 50 -> EMA 20 -> EMA 10

b. Nguyên tắc đếm nến:

Vì chúng ta sử dụng EMA 10 nên một xu hướng thực sự có khả năng mạnh mẽ khi:

  • Xu hướng tăng: Có ít nhất 10 nến có giá đóng cửa hoàn toàn trên đường EMA 10.
  • Xu hướng giảm: Có ít nhất 10 nếncó giá đóng cửa hoàn toàn dưới đường EMA 10.

c. Các lớp Hỗ trợ và kháng cự kép:

Bởi vì chúng ta đang sử dụng tới 04 đường EMA: 10, 20, 50, 200 cho nên mỗi lớp được tạo bởi 04 đường EMA đều là các lớp bảo vệ khá vững chắc cho xu hướng, trừ khi tối thiểu 03 lớp bị đâm thủng hoàn toàn, chúng ta sẽ biết có khả năng kết thúc.

2.2. Giao dịch theo xu hướng

a. Xu hướng tăng

Mời các bạn xem hình minh hoạ dưới đây Mô tả chi tiết về phương pháp giao dịch với Vùng Hỗ trợ được tạo bởi Moving Averages trong xu hướng tăng.

Giao dịch với vùng hỗ trợ được tạo bởi Moving Averages
Giao dịch với vùng hỗ trợ được tạo bởi Moving Averages

Biều đồ trên đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu:

  1. Xuất hiện Crossover báo hiệu một xu hướng mới có khả năng bắt đầu.
  2. Nguyên tắc thứ tự: EMA 10 -> EMA 20 -> EMA 50 -> EMA 200.
  3. 10 nến liên tục có giá đóng cửa trên EMA 10.

Điểm vào lệnh: Ngay khi tỷ giá chạm EMA10. Các điểm vào lệnh này sẽ được duy trì trong suốt xu hướng tăng của tỷ giá. Cứ chạm EMA 10 thì đánh lên.

Điểm Stop Loss: Sử dụng giá trị ATR nhưng hướng dẫn ở bài viết này: https://www.tohaitrieu.net/su-dung-moving-averages-xac-dinh-xu-huong-thi-truong/

Điểm Stop Loss: lấy 50% giá trị ATR của nến trước cùng khung thời gian và nằm dưới EMA 10 (Giá trị EMA 10 của nến trước – 50% số pips ATR của nến trước đó)

Chỉ thẳng trỏ chuột vào đường EMA 10 tại thân nến trước đó để thấy giá trị EMA 10 bằng bao nhiêu.

Take Profit: Bằng chính giá trị ATR hoặc cho tới khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều là Một trong số các Mô hình nến Nhật đảo chiều mạnh trong khoá học Price Action.

Một cách khác sẽ được đề cập ở phần Thoát khỏi thị trường.

b. Xu hướng giảm

Xu hướng giảm chúng ta áp dụng tương tự phương pháp giao dịch như trên. Mời các bạn xem biểu đồ GBP/USD khung thời gian 4 giờ dưới đây:

Giao dịch với vùng Kháng cự động được tạo bởi Moving Averages
Giao dịch với vùng Kháng cự động được tạo bởi Moving Averages

Biều đồ trên đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu:

  1. Xuất hiện Crossover báo hiệu một xu hướng giảm mới có khả năng bắt đầu.
  2. Nguyên tắc thứ tự: EMA 200 -> EMA 50 -> EMA 20 -> EMA 10
  3. 10 nến liên tục có giá đóng cửa nằm hoàn toàn dưới EMA 10.

Mời bạn xem Minh hoạ cụ thể về Entry, Stop Loss, Take Profit:

Tính Entry, Stop Loss, Take Profit với kháng cự tạo bởi Moving Averages
Tính Entry, Stop Loss, Take Profit với kháng cự tạo bởi Moving Averages

Điểm vào lệnh – Entry: Ngay sau khi 10 nến liên tục đóng cửa dưới EMA 10, Tỷ giá có xu hướng trở lại chạm EMA 10, đánh xuống (Sell) khi tỷ giá chạm EMA 10.

Điểm Stop Loss: lấy giá trị EMA của nến trước đó – 50% số pips của ATR nến trước đó.

Điểm Take Profit: bằng đúng ATR nên trước đó hoặc cho tới khi có Mô hình nến Nhật đảo chiều từ giảm sang tăng xuất hiện.

3. Vùng Hỗ trợ và kháng cự kép tạo bởi Moving Averages

Như Tôi đã đề cập phía trên, Mỗi lớp EMA đều có thể là các Vùng Hỗ trợ hoặc kháng cự động.

Và các Vai trò của các đường EMA gần như là tương tự nhau. Thủng lớp này, xuống lớp khác.

Ví dụ: Khi EMA 10 bị thủng, thì đến EMA 20. Khi EMA 20 bị thủng thì tới EMA 50. Và Lớp cuối cùng vững chắc nhất là EMA 200. Đường EMA 200 này thường đi cách rất xa so với 03 đường EMA trước đó.

Ngoài ra, các Vùng giữa các đường EMA cũng được coi như là Vùng Hỗ trợ hoặc kháng cự động.

Mời bạn xem Ví dụ minh hoạ Biểu đồ CAD/CHF, khung thời gian 4 giờ.

Vùng giá giữa hai đường EMA
Vùng giá giữa hai đường EMA

Các bạn có thể thấy, khi EMA 10 bị vô hiệu, thì EMA 20 phát huy tác dụng như lớp lá chắn thứ hai. Và Khi EMA 20 bị vô hiệu thì đến lượt EMA 50 vào cuộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung hỗ trợ các bạn ứng dụng Moving Averages để giao dịch trong thị trường Forex. EMA hay SMA không thực sự quan trọng, nó chỉ phụ thuộc vào thói quen sử dụng Indicators này của bạn mà thôi.

Chúc bạn giao dịch thành công!

4. Video Hướng Dẫn Ứng dụng Moving Average

Chúc các bạn giao dịch thành công!

4.7/5 – (35 bình chọn)

Tiến độ học tập:

0 trong 53 bài học đã hoàn thành (0%)

Nếu bạn thấy nội dung bài học hữu ích, đừng quên để lại một đăng ký trên Kênh Youtube. Tôi thường Live Forex Trading hàng tuần lúc 21:00 Chủ nhật. Xem danh sách giao dịch đang chờ và đang thực hiện trên trang Tài khoản. Thảo luận giao dịch 24/7 tại Discord Live Chat. Bạn cũng có thể tìm thấy Tôi trên Facebook hoặc Twitter.

XM Broker - Crypto Bonus Promo 2023

TỪ HỌC ĐẾN HÀNH

Scroll to Top