NFT là gì? Cách tạo Non-fungible Token và mua bán trên sàn uy tín

NFT – Non-fungible Token là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) – tương tự như Bitcoin – để tạo ra một chuỗi mã độc nhất đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể thay thế.

Trên thế giới, dân chơi nghệ thuật, người hâm mộ bóng chày, nhà sưu tầm… đang đua nhau đổ hàng triệu USD để mua các vật phẩm được đại diện bằng chuỗi mã NFT.

Cùng với cơn sốt tiền ảo Bitcoin, thời gian gần đây, NFT trở thành mặt hàng mới nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư.

Các chuỗi mã NFT thường được dùng để định danh phiên bản số của các tác phẩm nghệ thuật, bài hát hay hiện tượng mạng.

Non-fungible Token được mua qua các cuộc đấu giá trực tuyến và được thanh toán bằng USD hoặc tiền ảo. NFT bất ngờ trở thành cơn sốt thời gian gần đây sau khi nhiều tác phẩm nghệ thuật số được bán với giá hàng triệu USD và giới nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp đua nhau tham gia vào thị trường.

NFT LÀ GÌ?

Non-fungible Token – NFT là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) – tương tự như Bitcoin – để tạo ra một chuỗi mã độc nhất đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể thay thế. Một NFT có thể đại diện cho bất cứ thứ gì, từ âm nhạc, nghệ thuật, thẻ bài bóng rổ hay thậm chí cả dòng đăng tải (tweet) trên Twitter.

Non-fungible Token - NFT là gì?
Non-fungible Token – NFT là gì?

Nguồn gốc Non-fungible Token

Ý tưởng về NFT không phải mới. Hệ thống token (mã thông báo) chạy trên blockchain của tiền điện tử đã được thử nghiệm trong gần một thập kỷ.

Năm 2012

Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên blockchain Bitcoin với giá chỉ một satoshi, đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Mặc dù chưa phức tạp, ý tưởng của Colored Coin đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT hiện tại. Đó là sử dụng blockchain làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các tài sản, như đồ sưu tầm kỹ thuật số, phiếu giảm giá, tài sản, cổ phiếu… và nhiều hơn thế. Không may, Colored Coin ngay lập tức thất bại, bởi đơn giản Bitcoin không được tạo ra để hỗ trợ loại hình này.

Mặc dù vậy, cộng đồng người chơi tiền điện tử đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của các tài sản được lưu trữ trên blockchain.

Năm 2014

Nột nền tảng tài chính ngang hàng với mã nguồn mở có tên Counterparty đã được xây dựng trên nền tảng của blockchain Bitcoin, nhưng với nhiều cải tiến. Đây là một trong những nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên và cũng là địa chỉ để người dùng tạo ra tiền tệ hoặc tài sản có thể giao dịch của riêng họ. Counterparty cũng nổi tiếng với các giao dịch mua bán meme Ếch Pepe hiếm.

Năm 2017

Một sự thay đổi lớn diễn ra ở các nền tảng token chạy trên blockchain Bitcoin. Đó là sự xuất hiện của tiêu chuẩn ERC-721, cho phép phát hành và giao dịch các tài sản trên blockchain Ethereum.

Như vậy, các nền tảng bên thứ ba như Counterparty sẽ không còn cần thiết trong giao dịch các Non-fungible Token.

Ethereum hoàn thiện NFT và trở thành người dẫn đầu thị trường tài sản được lưu trữ trên blockchain. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều người biết đến NFT nhờ vào game nuôi mèo ảo CryptoKitties, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.

Các NFT và giá trị thị trường hiện tại

Các NFT có giá từ vài USD cho tới hàng chục triệu USD, đặc biệt là với những tác phẩm nghệ thuật số cao cấp.

NFT Tweet đầu tiên của Founder Twitter – Jack Dorsey – $2.500.000

Jack Dorsey đã chia sẻ một liên kết dẫn tới một nền tảng có tên là “Valuables”, nơi mà dòng tweet đầu tiên trên mạng xã hội Twitter đang được bán đấu giá. Đó cũng là dòng tweet của nhà sáng lập này “just setting up my twttr”, được đăng tải vào ngày 21 tháng 3 năm 2006.

NFT Tweet đầu tiên của Jack Dorsey được bán trên Valuables với giá hơn 2.5 triệu đô la Mỹ
NFT Tweet đầu tiên của Jack Dorsey được bán trên Valuables với giá hơn 2.5 triệu đô la Mỹ

Quyền sở hữu dòng tweet này sẽ được ghi lại trên một blockchain, một sổ cái kỹ thuật số tương tự như các mạng nền tảng của Bitcoin hay bất kỳ đồng tiền mã hóa nào khác.

Tuy nhiên không giống như Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác, mỗi NFT là duy nhất và giống như một vật phẩm độc nhất vô nhị của nhà sưu tầm, khiến cho chúng trở nên rất có giá trị.

Xem Tweet đầu tiên của Jack Dorsey tại đây.

NFT Nyan Cat – $600.000

Gần đây, NFT của hiện tượng mạng có tên Nyan Cat với hình một con mèo có phần thân là một chiếc bánh Pop-Tart được mua với giá gần 600.000 USD.

Ảnh chụp màn hình cho thấy NFT Nyan Cat đã được tạo
Ảnh chụp màn hình cho thấy NFT Nyan Cat đã được tạo

NFT Everdays: The First 5000 days – $69.000.000

NFT của tác phẩm có tên Everdays: The First 5000 days của Mike Winkelmann mới đây được bán qua nhà đấu giá Christie’s với giá hơn 69 triệu USD.

NFT và giải bóng rổ nhà nghề Mỹ – NBA

BA Top Shot – liên doanh giữa Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) và công ty blockchain Dapper Labs – đã tạo ra một nền tảng mà ở đó người hâm mộ thể thao có thể mua, bán và sưu tầm các NFT đại diện cho những video được cấp phép về trận đấu bóng rổ hay những vật phẩm liên quan. Nền tảng này thu về gần 150 triệu USD chỉ trong một tuần.

Một người đã trả tới 175.000 USD cho các NFT thẻ bài bóng rổ và hiện giá trị của chúng là 20 triệu USD.

Dự án NFT CryptoPunks

CryptoPunks, một dự án cung cấp 10.000 bức vẽ NFT mở đầu cho trào lưu này từ năm 2017, vừa chứng kiến mức doanh thu tăng vọt lên 45 triệu USD trong một tuần. Trước đó, những bức hình NFT của CryptoPunks từng được cung cấp miễn phí.

Tỷ phú Mark Cuban, nổi tiếng với chương trình gọi vốn đầu tư Shark Tank của Mỹ, cũng tham gia thị trường này. Ông thu về số tiền khổng lồ nhờ bán nội dung số của đội bóng rổ Dallas Mavericks mà ông sở hữu. Thậm chí, YouTuber tai tiếng Logan Paul cũng gia nhập trào lưu bằng cách bán các Non-fungible Token video ngắn được cắt ra từ kênh YouTube của mình. Một NFT như vậy đã được trả hơn 20.000 USD.

Non-Fungible Token thực sự có giá trị?

Các tính chất tạo nên giá trị của NFT bao gồm:

  • Không thể phá hủy (bởi dữ liệu được lưu trữ trên chuỗi khối)
  • Có thể xác minh (bởi blockchain cho phép truy xuất ngược nguồn gốc của sản phẩm mà không cần qua một bên thứ ba).
  • NFT là duy nhất và không thể sao chép.

Do đó, các nhà đầu tư NFT có thể thu giá trị từ sự độc nhất này, tương tự như việc mua bán các món hàng sưu tầm.

Có thể nói NFT kế thừa hầu hết các tính chất của Blockchain nhưng khác ở chỗ NFT không thể sao chép như Copy và  bán đĩa lậu được.

Tìm hiểu chi tiết: Blockchain là gì?

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không ai thể bảo đảm giá trị của các đoạn mã token sẽ tồn tại sau vài chục năm tới bởi công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày. Một vấn đề nữa đặt ra là nếu chủ sở hữu quên mật khẩu ví thì làm sao để lấy lại quyền sở hữu NFT bởi, cũng giống như tiền ảo, NFT không được quản lý hay vận hành bởi bất kỳ thực thể nào – Quản lý phi tập trung.

Rủi ro là rất lớn“, Nadya Ivanova, nhà quan sát NFT tại L’Atelier – công ty con độc lập của ngân hàng BNP Paribas – nhận định. “Điều quan trọng cần phải hiểu rằng NFT là thị trường còn rất mới và chúng ta sẽ phải trả qua vài chu trì mới xác định được giá trị thực sự của thứ gì đó”.

Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng việc mua bất kỳ loại tiền số nào, bao gồm chuỗi mã NFT, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Bởi vì giá trị của chúng chủ yếu dựa trên sự suy đoán và người mua chỉ có thể hi vọng một ngày nào đó NFT của họ sẽ được mua lại với giá cao hơn. Nhưng chẳng có ai đảm bảo điều này.

Dan Kelly – chủ tịch của nền tảng Nonfungible.com, cho biết việc sở hữu một NFT giống như việc sở hữu bức họa Mona Lisa gốc. Dù có rất nhiều bản sao của tác phẩm này trên thế giới, chỉ một người duy nhất sở hữu bản gốc, ông nói.

Mỗi chuỗi mã Non-fungible Token được tạo ra từ công nghệ chuỗi khối đều là duy nhất. NFT có siêu dữ liệu xác nhận thời điểm chúng được tạo ra, ai là người tạo cùng nhiều thông tin mô tả khác. Do đó, dù có hàng nghìn NFT gắn liền với những vật phẩm trông có vẻ giống nhau, nhưng thông tin bên trong lại hoàn toàn khác nhau.

Nói về nguyên nhân NFT trở thành cơn sốt, ông Kelly cho rằng các nhà đầu tư mua NFT gắn với một sản phẩm nào đó với mục đích trở thành người sở hữu duy nhất, hoặc hy vọng giá của sản phẩm sẽ tăng để bán kiếm lời.

Một vài cá nhân cho rằng NFT giống hiện tượng Lan Đột Biến tại Việt Nam và có nguy cơ làm nhà đầu tư vào Non-fungible Token đột tử vì bị lừa đảo. Nhưng NFT khác hoàn toàn so với Lan Đột Biến bởi tính độc nhất, không thể nhân bản, không thể tạo thêm các bản sao, và tất nhiên không có tình trạng Lan dột tử bởi NFT có khả năng được bảo toàn cho tới khi Internet và Blockchain vẫn còn tồn tại.

Các sàn giao dịch NFT

Sàn giao dịch NFT chủ yếu là các sàn thương mại điện tử, cho phép người mua đấu giá, mua và bán lại chúng. Tuy nhiên, kể cả trên các sàn nổi tiếng, nhiều người vẫn có thể bị lừa.

Cách tốt nhất để tránh bị lừa là chỉ mua Non-fungible Token từ những người bán đã được xác minh. Ông nhấn mạnh rằng người mua nên xem việc giao dịch NFT giống như giao dịch trên sàn chứng khoán.

“Nếu không có kinh nghiệm, đừng đầu tư nhiều hơn số tiền mà bạn sẵn sàng mất và hãy gắn chặt vào những mã ‘bluechip'”, Kelly nói.

Các sàn giao dịch NFT nổi tiếng và mới nhất:

Valuables – BY CENT

Website: https://v.cent.co/

Valuables là sàn giao dịch NFT chuyên bán các Non-fungible Token Tweet.

Tác giả Tweet có thể Copy đường dẫn của Tweet bất kỳ trên Twitter của họ, sau đó thiết lập giá cho Tweet.

Cài đặt MetaMask trên trình duyệt Chrome, Edge hoặc các nền tảng được hỗ trợ và chọn Mint It.

Cách tạo và bán NFT Tweet trên Valuables
Cách tạo và bán NFT Tweet trên Valuables

Ngay lập tức MetaMask sẽ hỗ trợ bạn ký chứng thực cho Token đó và việc này xác nhận bạn đã ký, đóng dấu và bán Tweet đó trên Valuables.

Việc bán Tweet sẽ diễn ra như hình thức đấu giá trực tuyến. Người có nhu cầu muốn mua Tweet mà bạn bán sẽ trả giá. Và có thể có nhiều người trả giá, hoặc cũng chẳng có ai trả giá cả bởi vì không ai quan tâm tới Tweet của bạn.

Việc chấp nhận giá nào phụ thuộc hoàn toàn vào tác giả Tweet. Họ có thể đồng hoặc từ chối.

Ngay khi bạn chấp nhận đề nghị, Valuables sẽ đúc Tweet này trên Blockchain và tạo ra một NFT duy nhất với chữ ký mà bạn đã ký ở bước trước đó.

Bạn có thể tham khảo dòng Tweet mà Tôi đăng bán thử nghiệm trong bài viết này với giá $1 tại đây: https://v.cent.co/tweet/1389788086259830791

Các nền tảng giao dịch NFT khác:

https://foundation.app/

https://nonfungible.com/

Tổng kết

NFT – Non-fungible Token là một hình thức mới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. NFT giúp các tác phẩm trở nên độc nhất và có giá trị hơn so với các tác phẩm truyền thống.

Dù là một hình thức mới mẻ nhưng Non-fungible Token cho thấy tiềm năng và có khả năng sẽ là sân chơi mới cho các nhà đầu tư.

Bài viết này giúp bạn hiểu cơ bản các vấn đề:

  • Khái niệm NFT là gì
  • Các NFT làm bùng phát nhu cầu
  • Cách tạo NFT đơn giản
  • Các sàn giao dịch NFT

Have Fun!

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung bài viết

Kết quả giao dịch tháng này

  • DOANH THU 695.32 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -754.68 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN -59.36 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Nhận phân tích qua email

1325 nhà đầu tư đã đăng ký nhận email mỗi tuần!