US Dollar Index là gì? Cách áp dụng USD index trong giao dịch Forex hiệu quả

US Dollar Index là gì? Tại sao chúng ta cần quan tâm tới chỉ số USD Index trong giao dịch Forex? Cách áp dụng USD Index trong giao dịch Forex thế nào cho hiệu quả nhất. Và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất?

Có thể khi nghe tới từ Index, bạn sẽ nghĩ ngay tới các chỉ số của chứng khoán như: VN-INDEX, Dow Jones Industrial Average (DJIA), NASDAQ Composite Index, Russell 2000, S&P 500, Wilshire 5000, và Nimbus 2001…

Nếu chứng khoán có các chỉ số, thì trong giao dịch Forex, chúng ta cũng có các chỉ số với từng loại tiền tệ độc lập.

Và trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ số của một trong những đồng tiền được sử dụng phần lớn trong giao thương quốc tế và trong Forex: USD – US Dollar Index.

[toc]

1. US Dollar Index là gì?

US Dollar Index (USDX, DXY, DX) là chỉ số (hoặc thước đo) của giá trị đô la Mỹ so với một rổ ngoại tệ, thường được gọi là rổ tiền tệ trong đó có tiền tệ của Mỹ và tiền tệ của các đối tác thương mại với Mỹ. Chỉ số USD tăng lên khi đồng đô la Mỹ tăng “sức mạnh” (giá trị) khi so sánh với các đồng tiền khác.

Chỉ số này được duy trì và công bố bởi ICE (Intercontinental Exchange, Inc.). “U.S Dollar Index” là thương hiệu đã đăng ký bản quyền thương mại.

Rổ tiền tệ của US Dollar Index

Rổ tiền tệ của US Dollar Index bao gồm 06 loại ngoại tệ với trọng số trung bình như sau:

  1. Euro (EUR), 57.6%
  2. Japanese yen (JPY) 13.6%
  3. Pound sterling (GBP), 11.9%
  4. Canadian dollar (CAD), 9.1%
  5. Swedish krona (SEK), 4.2%
  6. Swiss franc (CHF) 3.6%
Trọng số trung bình US Dollar Index
Trọng số trung bình US Dollar Index

Có hai câu hỏi quan trọng mà bạn cần lưu ý:

Câu hỏi 01: Nếu US Dollar Index được tạo bởi SÁU LOẠI TIỀN TỆ, thì có bao nhiêu quốc gia có khả năng tác động lên chỉ số USD Index?

Câu trả lời: 06 quốc gia? Chưa chính xác. Bởi vì bao gồm trong rổ tiền tệ này có sự tham gia của đồng EURO (EUR). EUR là đồng tiền chung của Khối liên minh Châu Âu.

Mà bạn biết đấy, khối liên mình Châu Âu có sự tham gia của 19 quốc gia. Như vậy, có tổng cộng 5 + 19 = 24 quốc gia có khả năng tác động lên chỉ số USD Index.

Câu hỏi 02: Tỷ trọng trung bình được tính theo tỷ lệ phần trăm ở phía trên từ đâu mà có?

Mỗi quốc gia có diện tích và nền kinh tế với quy mô hoàn toàn khác nhau.Chính vì vậy không thể đánh đồng và chia đều tỷ trọng trung bình để tính toán USD Index được.

EURO Zone có tới 19 quốc gia tham gia chính vì vậy EUR chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số sức mạnh của USD. Tiếp theo đó là Yên Nhật, vì Nhật Bản là một trong các cường quốc kinh tế.

Điều thú vị là nếu EUR rớt giá, thì USD Index sẽ biến động thế nào?

EUR chiếm tỷ trọng lớn trong US Dollar Index, chính vì vậy USD Index có thể được gọi là “Anti-Euro Index”. Để xem tác động của EUR lên USDX thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục xem tiếp “Cách đọc US Dollar Index“.

2. Cách đọc US Dollar Index

Giống như bất kỳ cặp tiền tệ nào, US Dollar Index cũng có biểu đồ riêng. Và USD Index là biểu đồ chỉ số sức mạnh của một loại tiền tệ có mức đố biến động ổn định nhất theo chu kỳ.

Công thức tính USD Index

Công thức này dành cho các nhà kinh tế học, hoặc các chuyên gia:

USDX = 50.14348112 × EUR/USD^(-0.576) × USD/JPY^(0.136) × GBP/USD^(-0.119) × USD/CAD^(0.091) × USD/SEK^(0.042) × USD/CHF^(0.036)

Và thực tế là bạn không cần thiết phải nhớ công thức này làm gì.

Thông số của USD Index

Để đọc thông số của US Dollar Index, chúng ta cần phải biết được các thông tin sau:

  • Thời gian tính: USD Index được tính 24h/ngày và 05 ngày/tuần, 286 ngày/năm,
  • Giá trị cơ sở bắt đầu tính USD Index: 100.00
Cách đọc US Dollar Index
Cách đọc US Dollar Index

Điều này có nghĩa là:

Đọc giá trị khi USD Index tăng: Ở thời điểm bạn đang xem biểu đồ USD Index, bạn nhìn thấy giá trị là 103.83 có nghĩa là USD Index đã tăng 3.83% kể từ khi chỉ số USD Index bắt đầu được tính. (100.00 -> 103.83)

Đọc giá trị khi USD Index giảm: Ở thời điểm bạn đang xem biểu đồ USD Index, bạn nhìn thấy giá trị là 91.40 có nghĩa là USD Index đã giảm 8.6% kể từ khi chỉ số USD Index bắt đầu được tính. (100.00 -> 91.40)

3. USD Index theo trọng số thương mại

Có một loại Chỉ số USDX khác được sử dụng bởi FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ. Nó được gọi là USD Index theo trọng số thương mại (trade-weighted U.S. dollar index).

Fed muốn tạo ra một chỉ số có thể phản ánh chính xác hơn giá trị của đồng đô la so với ngoại tệ dựa trên mức độ cạnh tranh của hàng hóa Mỹ so với hàng hóa từ các quốc gia khác.

Trade-weighted U.S. dollar index được tạo ra vào năm 1998 vì hai lý do:

Lý do thứ nhất: Sự ra đời của đồng EURO và loại bỏ một số loại tiền tệ trong chỉ số USD tiêu chuẩn.

Lý do thứ hai: Theo kịp những phát triển mới trong thương mại của Mỹ.

Trade-weighted U.S. dollar index
Trade-weighted U.S. dollar index

Bảng thành phần tỷ trọng của Trade-weighted U.S. dollar index được sắp xếp theo thứ tự từ mạnh nhất tới yếu nhất, tính theo tỷ lệ phần trăm (%)

CountryWeight(%)
Eurozone17.056
China21.892
Canada11.977
Mexico12.6
Japan6.281
United Kingdom3.679
Korea3.994
Taiwan2.317
Singapore1.694
Brazil1.808
Malaysia1.59
Hong Kong1.378
India1.975
Switzerland1.982
Thailand1.447
Australia1.157
Russia1.053
Israel1.019
Sweden0.664
Indonesia0.969
Saudi Arabia0.791
Chile0.751
Philippines0.575
Colombia0.582
Argentina0.503
Venezuela0.258
Total100

Lưu ý: Số liệu trong bảng trên là số liệu vào ngày 12/12/2017

Câu hỏi đặt ra là: Giữa US Dollar Index và Trade-weighted U.S. dollar index thì chỉ số nào chính xác hơn và chúng ta thường sử dụng chỉ số nào trong giao dịch Forex?

Để xem xét vấn đề này, chúng ta cần xem lại rổ tiền tệ của cả 02 loại chỉ số.

Với US Dollar Index, chúng ta có thể thấy rổ tiền tệ của chỉ số này bao gồm 6 loại tiền tệ với 24 quốc gia.

Còn với Trade-weighted U.S. dollar index, thì rổ tiền tệ của chỉ số này bao gồm nhiều loại tiền tệ hơn và có tới 26 quốc gia, và trong đó bao gồm cả các Quốc gia với nền kinh tế đang phát triển.

Như vậy, để phản ánh tình hình thương mại phát triển như thế nào thì rõ ràng chỉ số Trade-weighted U.S. dollar index phản ánh chính xác hơn.

Trade-weighted U.S. dollar index dựa trên dữ liệu thương mại theo chu kỳ hàng năm.

Bạn có thể tìm thấy trọng số cho chỉ số tại http://www.federalreserve.gov/releases/H10/Weights

Nếu bạn muốn xem dữ liệu lịch sử, hãy xem http://www.federalreserve.gov/releases/h10/Summary/

Tuy nhiên, trong giao dịch Forex, chúng ta có thể thường sử dụng chỉ số US Dollar Index nhiều hơn. Và chỉ số này sẽ tác động trực tiếp lên tỷ giá tiền tệ. Mối tương quan giữa US Dollar Index được thể hiện rõ ràng nhất qua biểu đồ US Dollar Index và cặp tiền tệ EUR/USD như hình dưới đây:

Tương quan giữa US Dollar Index và EUR/USD
Tương quan giữa US Dollar Index và EUR/USD

Tham khảo thêm về Trade-Weighted U.S. Dollar Index: https://en.wikipedia.org/wiki/Trade-weighted_US_dollar_index

4. Cách xem biểu đồ US Dollar Index

Để xem biểu đồ US Dollar Index chúng ta có thể sử dụng nền tảng có sẵn là TradingView. Trong khung tìm kiếm ở Watchlist hiển thị phía bên phải Website, các bạn nhập vào DXY sau đó thêm vào Watchlist và xem như biểu đồ tỷ giá tiền tệ.

Cách xem biểu đồ US Dollar Index
Cách xem biểu đồ US Dollar Index

5. Áp dụng USD Index trong giao dịch Forex

Đây là một phần rất quan trọng với các nhà giao dịch và nó sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi: USDX ứng dụng trong giao dịch Forex như thế nào?

Nếu không thể ứng dụng US Dollar Index vào trong giao dịch Forex, thì toàn bộ những lý thuyết được nêu ra phía trên cũng chẳng để giải quyết vấn đề gì phải không?

Chúng ta sẽ cùng xem xét lại các Cặp tiền tệ chính (Major Currencies) được đề cập trong bài viết Hàng hoá của thị trường Forex. Các cặp tiền tệ chính có đặc điểm chung là trong cặp tiền tệ, phải có ít nhất một loại là USD. Loại tiền tệ còn lại sẽ không phải là tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi như TRY hoặc BRL.

Vậy, các cặp tiền tệ chính mà chúng ta xem xét là: EUR/USD, USD/JPY, USD/CHF, USD/CAD, GBP/USD….

Và US Dollar Index sẽ đóng vai trò quan trọng trong biến động tỷ giá của các cặp tiền tệ này. Ví dụ: USDX tăng, có thể EUR/USD sẽ giảm và USD/CHF sẽ tăng.

Nếu không thì USDX cũng sẽ cung cấp cho bạn một thông tin rất tốt về sức mạnh của đồng USD và ảnh hưởng của nó đến phần còn lại của thế giới. Trong trường hợp kỳ vọng vào USD không quá rõ ràng (Kỳ vọng tăng hoặc giảm) thì biểu đồ USD Currency Index sẽ giúp bạn có đánh giá tổng quát và phân tích rõ ràng hơn.

Như đã tìm hiểu ở phần đầu tiên: US Dollar Index là gì, chúng ta biết được đồng EUR đóng vai trò và tỷ trọng rất lớn trong rổ tiền tệ của USD. Chính vì vậy, cặp EUR/USD là cặp có xu hướng đi ngược với biểu đồ USDX nhiều nhất.

Ví dụ về mối tương quan giữa US Dollar Index với các cặp tiền tệ:

Trường hợp 1: USD là đồng định giá (Quote) – EUR/USD

Mời các bạn xem biểu đồ US Dollar Index độc lập:

Biểu đồ US Dollar Index
Biểu đồ US Dollar Index

Và mời bạn xem tiếp biểu đồ EUR/USD cùng thời điểm vào tháng 11 năm 2018:

Biểu đồ EUR/USD tháng 11 năm 2018
Biểu đồ EUR/USD tháng 11 năm 2018

Hai biểu đồ phía trên phản ánh rất rõ ràng về sự đối lập giữa USDX và EUR/USD. Như vậy, nếu bạn không thể nắm rõ được tình hình của từng loại tiền tệ, bạn hoàn toàn có thể phân tích biểu đồ USDX và EURX (Euro Currency Index – EXY).

Trường hợp 2: USD là đồng Cơ sở – Đồng yết giá (Base) – USD/CHF

Bạn có thể xem biểu đồ USD/CHF cùng thời điểm tháng 11 năm 2018 với biểu đồ USDX như sau:

Mời các bạn xem biểu đồ US Dollar Index độc lập:

Biểu đồ US Dollar Index
Biểu đồ US Dollar Index

Và mời bạn xem tiếp biểu đồ USD/CHF cùng thời điểm vào tháng 11 năm 2018:

Biểu đồ USD/CHF tháng 11 năm 2018
Biểu đồ USD/CHF tháng 11 năm 2018

Như vậy, rõ ràng USDX và USD/CHF có đặc điểm là dịch chuyển cùng xu hướng.

Đây là 03 mẹo tuyệt đối quan trọng mà Tô muốn chia sẻ với các bạn:

  • Với các cặp XXX/USD: Biểu đồ Tỷ giá có xu hướng chuyển động ngược chiều với US Dollar Index.
  • Với các cặp USD/XXX:Biểu đồ Tỷ giá có xu hướng chuyển động cùng chiều với biểu đồ US Dollar Index.
  • EUR/USD và USD/CHF là 02 cặp tiền tệ có xu hướng chuyển động ngược chiều nhau mạnh mẽ nhất.

Như vậy, nếu bạn Sell EUR/UCHF thì bạn không nên cùng lúc Sell luôn USD/CHF.

6. Thuyết Dollar Smile

Thuyết Dollar Smile do Stephen Jen – Nhà chiến lược tiền tệ, kinh tế học của Morgan Stanley đưa ra. Thuyết Dollar Smile dựa trên ba kịch bản chính trong đó một kịch bản dựa trên sự tăng trưởng – phát triển kinh tế toàn cầu. 02 kịch bản còn lại phụ thuộc vào Nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Thuyết Dollar Smile - Stephen Jen
Thuyết Dollar Smile – Stephen Jen

Ba kịch bản chính của thuyết Dollar Smile:

Kịch bản thứ nhất: USD mạnh lên do lo ngại Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khoé môi trái của Dollar Smile cho thấy đồng USD được hưởng lợi tư các lo ngại về khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khi lo ngại được đẩy lên cao, các nhà đầu tư có xu hướng tìm tới các loại tài sản trú ẩn an toàn trong đó có Vàng, Đô la Mỹ, Yên Nhật, Franc Thuỵ Sỹ.

Khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng, các nhà đầu tư sẽ từ bỏ việc đầu tư vào các loại tài sản mang tính rủi ro cao. Họ quyết định đầu tư vào đồng USD bất kể thời điểm đó nền kinh tế Mỹ đang hưng thịnh hay suy thoái.

Kịch bản thứ hai: USD suy yếu do nền kinh tế Hoa Kỳ suy yếu

Phần thấp nhất của nụ cười thể hiện đồng USD đang yếu đi. Điều này phản ánh về giá trị của đồng USD khi kinh tế Hoa Kỳ đang gặp khó khăn rất nhiều dựa trên các báo cáo kinh tế như GDP liên tục giảm, Tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng lên….

Khi GDP giảm, Tỷ lệ thất nghiệp tăng thì khả năng Lãi suất cũng sẽ liên tục bị cắt giảm. Và chính điều này làm đồng USD suy yếu.

Và đây là thời điểm mà các nhà đầu tư chỉ liên tục Bán đồng USD mà thôi.

Kịch bản thứ ba: USD mạnh do nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh

Khoé môi phải của Thuyết Dollar Smile hoàn thiện Dolla Smile là biểu hiện cho nền Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh. Ví dụ năm 2018 là một năm mà Kinh tế Hoa Kỳ đạt được nhiều thành quả.

  • GDP tăng liên tục trong 03 quý liên tiếp.
  • Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thấp nhất trong nhiều năm.
  • FED liên tục tăng lãi suất 03 lần trong năm, có khả năng tăng lần thứ tư.

Các kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng sẽ làm đồng USD tiếp tục mạnh lên.

Thuyết Dollar Smile dường như đã được kiểm chứng một lần khi Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 diễn ra. Đồng USD đã tăng rất mạnh.

Cuộc khủng hoảng kết thúc vào tháng 03 năm 2019 và nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào các loại tài sản rủi ro khiến cho USD yếu đi và vào năm 2018, khi Kinh tế Mỹ hưng thịnh, đạt được nhiều kết quả cao trong suốt nhiều thập kỷ, USD tiếp tục mạnh lên.

Thuyết Dollar Smile đúng hay sai còn cần thêm nhiều thời gian nữa để kiểm chứng. Nhưng Dollar Smile sẽ là một lý thuyết quan trọng cần lưu ý với các nhà đầu tư để có những giao dịch phù hợp trong từng trường hợp của Kinh tế toàn cầu, cũng như Kinh tế của các quốc gia khác không chỉ riêng Hoa Kỳ.

Và lưu ý rằng Kinh tế của một Quốc gia sẽ tăng trưởng hoặc suy thoái theo chu kỳ. Và thuyết Dollar Smile giúp bạn xác định được một phần của Chu kỳ kinh tế.

7. Tổng kết về US Dollar Index

Tô đã chia sẻ một bài viết chi tiết nhất về US Dollar Index là gì? Và các vấn đề quan trọng nhất đối với USDX. Bài viết này sẽ giúp các bạn rất nhiều trong suốt quá trình giao dịch Forex sau này.

Đặc biệt là áp dụng để tư duy, phân tích cơ bản và lựa chọn chu kỳ Kinh tế phù hợp.

Phân tích biểu đồ US Dollar Index cũng tương tự như phân tích biểu đồ tỷ giá của các cặp tiền tệ khác. Và USDX là một biểu đồ chỉ số sức mạnh của một loại tiền tệ có tính ổn định nhất.

Để phân tích một cặp tiền tệ, bạn hoàn toàn có cách thứ hai ngoài phân tích biểu đồ kỹ thuật của cặp tiền tệ và khách quan hơn, đó là phân tích biểu đồ Chỉ số sức mạnh của hai loại tiền tệ.

Nội dung bài viết

Kết quả giao dịch tháng này

  • LOSS -188.40 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • GAIN 214.13 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • PROFIT 25.73 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Nhận phân tích qua email

1325 nhà đầu tư đã đăng ký nhận email mỗi tuần!