Home » Trading Insights » Đầu tư Vàng – Gold 2024 » Bối cảnh thị trường #1: Căng thẳng địa chính trị

Căng thẳng địa chính trị và sự phân cực chính trị toàn cầu đang là môi trường thuận lợi giúp Vàng có cơ sở để tiếp tục tăng trong năm 2024.

Hoa Kỳ – Trung Quốc

Quan hệ thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc xấu đi kể từ thời cựu tổng thống Trump khởi đầu bằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trong năm 2019.

Bất chấp nhiều cuộc đàm phán trước khi Trump thất cử, căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế không có dấu hiệu tốt lên.

Với việc Trung Quốc trở thành đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vào các cônng ty công nghệ của Trung Quốc, cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng bắt đầu khiến các công xưởng dần rời khỏi Trung Quốc.

Mối quan hệ Mỹ – Trung không được cải thiện nhiều dưới thời Tổng thống Biden khi không có bất kỳ cuộc gặp cấp cao nào diễn ra chính thức giữa hai cường quốc. Điều này chứng minh quan hệ chưa ấm lên giữa hai cường quốc kinh tế ở thời điểm hiện tại.

Khối BRICS

Sự lớn mạnh của khối BRICS đe doạ vị thế thống trị của Hệ thống tài chính do Mỹ và Phương Tây dẫn dắt, đồng thời đe doạ vị trí thống trị của đồng USD trên thị trường tài chính.

Logo hội nghị thượng đỉnh khối BRICS lần thứ 15 (2023)
Logo hội nghị thượng đỉnh khối BRICS lần thứ 15 (2023)

Điều dễ thấy là dự trữ ngoại hối với đồng USD đã giảm và dự trữ Vàng tăng mạnh mẽ từ các thống kê của Ấn Độ – Trung Quốc – Nga, ba quốc gia dẫn dắt khối BRICS.

Dự trữ Vàng Trung Quốc tăng mạnh mẽ trong năm 2023
Dự trữ Vàng Trung Quốc tăng mạnh mẽ trong năm 2023

Việc này làm đồng USD yếu đi, trong khi nhu cầu Vàng gia tăng mạnh mẽ.

Sự tan rã của chủ nghĩa toàn cầu hoá

Chủ nghĩa toàn cầu hoá dường như đã sụp đổ với các biện pháp bảo hộ đến từ hầu hết các quốc gia.

Toàn cầu hóa đã nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới của sự chậm chạp. Một thuật ngữ mới được đặt ra bởi một nhà văn người Hà Lan  là “chậm chạp hóa toàn cầu”.

Thời đại hoàng kim của toàn cầu hóa, vào những năm 1990 – 2010, là điều đáng chú ý. Thương mại tăng vọt khi chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu và máy bay giảm, các cuộc gọi điện thoại rẻ hơn, thuế quan được cắt giảm và hệ thống tài chính tự do hóa. Các công ty được thành lập trên khắp thế giới, các nhà đầu tư đã chuyển vùng và người tiêu dùng mua sắm trong các siêu thị với đủ sự lựa chọn hàng hóa ở khắp thế giới.

Nhưng toàn cầu hóa đã chậm lại từ tốc độ ánh sáng sang tốc độ ốc sên trong thập kỷ qua vì nhiều lý do. Chi phí di chuyển hàng hóa đã ngừng giảm. Các công ty đa quốc gia đã phát hiện ra mở rộng quy mô toàn cầu đã đốt tiền của họ và các đối thủ địa phương đang nổi lên như một thế lực cạnh tranh lớn. Các dịch vụ qua biên giới ngày càng khó thực hiệ hơn. “Công xưởng của thế giới” Trung Quốc đã trở nên tự chủ hơn, do đó nhập khẩu nguyên liệu và máy móc ít hơn.