Home » Trading Insights » Đầu tư Vàng – Gold 2024 » Bối cảnh thị trường #2: Xung đột quân sự

Xung đột quân sự tại nhiều khu vực trên thế giới có nguy cơ kéo dài và lan rộng là yếu tố tiếp theo hỗ trợ giá Vàng và giúp Vàng là một trong những loại tài sản buộc phải có trong danh mục đầu tư năm 2024.

Cuộc chiến Nga – Ukraine

Không có chuyện Nga chấp nhận thất bại và rút quân trong ngắn hạn. Và NATO cũng chưa cho thấy sự ủng hộ của họ với Ukraine suy giảm. Điều này sẽ khiến cuộc chiến Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài và là Vấn đề nghiêm trọng trong trung – dài hạn.

Câu chuyện chiến tranh chắc chắn sẽ không phải là câu chuyện trong 1 năm hay vài năm. Nó có thể kéo dài hàng thập kỷ, hoặc hàng thế kỷ.

Ẩn số nằm ở cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2024 khi Cựu tổng thống Trump trở lại đường đua. Nếu Trump tái cử, chắc chắn khối NATO sẽ gặp nhiều vấn đề và các khoản viện trợ của Hoa Kỳ với Ukraine cũng sẽ gặp vấn đề.

Việc Ukraine liên tục tấn công vào các Nhà máy lọc dầu nằm sâu trong lãnh thổ của Nga gây ra các đe doạ về thị trường năng lượng toàn cầu – nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát cao.

Xung đột Israel – Hamas

Xung đột Israel – Hamas đã âm ỷ trong nhiều thập kỷ và lan rộng thành chiến tranh vào tháng 10-2023 khi Hamas tấn công vào lãnh thổ Israel khiến hơn 1200 người thiệt mạng. Sau đó, Hamas rút quân và đồng thời bắt cóc nhiều con tin Israel.

Sau đó, Israel đã mở chiến dịch vào dải Gaza với mục đích xoá sổ lực lượng Hamas. Việc này kéo theo trục các tổ chức được hậu thuẫn bởi Iran là Hamas – Houthi – Hezbollah đồng thời tấn công vào Israel.

Nguy hiểm hơn là việc Houthi tấn công vào tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới qua Biển Đỏ.

Ngày 1-4, truyền thông Syria và Iran đưa tin Lãnh sự quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria bị san phẳng.

Theo Hãng tin Reuters, chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã thiệt mạng trong vụ tấn công.

Ngoài ra, Mohammad Hadi Haji Rahimi, phó chỉ huy Lực lượng Quds, cũng bị giết cùng với 5 sĩ quan khác.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian gọi cuộc tấn công là “vi phạm mọi công ước quốc tế”. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran nói với đài truyền hình nhà nước rằng Tehran sẽ quyết định “phản ứng và trừng phạt đối với kẻ xâm lược”.

Vụ việc này tạo ra nguy hiểm Chiến tranh sẽ lan rộng ở Trung Đông và tác động tiêu cực tới thị trường dầu mỏ và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.

Các khu vực khác

Ngoài hai xung đột kể trên, căng thẳng giữa Hàn Quốc – Triều Tiên được đẩy lên đỉnh điểm khi Triều Tiên quyết định cắt mọi liên lạc – giao thương với Hàn Quốc và chuyển trạng thái đất nước là vấn đề nghiêm trọng.

Căng thẳng xung quanh Eo biển Đài Loan cũng tiềm tàng những rủi ro trong khu vực.