Học phân tích cơ bản Forex

0 trong 18 bài học đã hoàn thành (0%)

Phân tích cơ bản Forex là gì? Tầm quan trọng của các dữ liệu kinh tế trong Forex

Cập nhật:

Phân tích cơ bản trong Forex là gì nhỉ? Trong suốt quá trình giao dịch có lẽ bạn sẽ liên tục thấy các biến động bất ngờ trên biểu đồ kỹ thuật và có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao lại xuất hiện các biến động mạnh và bất thường như vậy chưa!?

Hmmm….

Tôi đã từng giới thiệu qua một chút về Phân tích cơ bản trong Forex ở Khoá học Forex dành cho người mới. Giờ là lúc chúng ta đào sâu vào Fundamental Analysis – Phân tích cơ bản.

Trước tiên, Tôi muốn bạn xem qua một chút hình ảnh minh hoạ dưới đây để hiểu tầm quan trọng của Fundamental Analysis – Phân tích cơ bản trong Forex:

Cách phân tích và thực hiện chiến lược giao dịch
Ba dạng phân tích trong Forex

Chúng ta có các hình thức sau:

  1. Phân tích kỹ thuật – Technical Analysis (TA)
  2. Phân tích cơ bản – Fundamental Analysis (FA)
  3. Phân tích tâm lý thị trường – Sentiment Analysis (SA)

TA – FA – SA giống như ba chân của một cái ghế nếu bỏ 1 trong ba thì chiếc ghế có thể sẽ… vô dụng vì bản thân cái ghế còn không tự đứng nổi làm sao nó có thể đỡ một cái… Mông bự tổ chảng trên đó nữa phải không!?

Chúng ta đã hoàn thiện phần Phân tích kỹ thuật Forex, giai đoạn tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các yếu tố cơ bản có thể tác động tới xu hướng thị trường.

Phân tích cơ bản Forex là gì?

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) trong Forex là phương pháp đánh giá sức mạnh kinh tế nội tại của một quốc gia dựa trên các chỉ số kinh tế, thương mại, chính trị… để đưa ra kỳ vọng về sức mạnh đồng tiền của quốc gia đó.

Với phương pháp phân tích cơ bản, nhà đầu tư cần phải xem xét rất nhiều những yếu tố có ảnh hưởng tới giá trị tiền tệ, từ những yếu tố vi mô lẫn yếu tố vĩ mô như tình hình kinh tế chung, tình hình ngành, kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, các quyết định chính sách của nhà nước hay hiệu quả hoạt động của chính công ty.

Đối tượng nghiên cứu: Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như trạng thái của nền kinh tế, triển vọng kinh tế cho tới các yếu tố vi mô của quốc gia đó như cơ chế thị trường, cách phân phối và sử dụng tài nguyên trong nước, xuất khẩu…

Mục tiêu: Xác định tình trạng hiện tại của nền kinh tế để đưa ra kỳ vọng tiếp theo với đồng nội tệ của quốc gia đó.

2. Nguyên lý hoạt động của phân tích cơ bản trong Forex

Các nhà giao dịch Forex sử dụng phân tích cơ bản dựa trên giả định rằng không phải lúc nào thị trường cũng phản ánh đúng giá trị của một loại tiền tệ. Giá trị nội tại của một đồng tiền pháp định được tạo ra bởi năng lực kinh tế, vị thế chính trị – quân sự, hoạt động giao thương của quốc gia với phần còn lại của thế giới.

Phân tích cơ bản thường được thực hiện từ góc độ từ vĩ mô đến vi mô để xác định giá trị nội tại của một quốc gia, từ đó đánh giá sức mạnh đồng tiền pháp định của quốc gia đó.

Fundamental Analysis (FA) dùng các dữ liệu kinh tế công khai kết hợp với các giả định của nhà phân tích để tạo ra một mô hình định giá để tìm ra giá trị hợp lý của một đồng tiền.

Dựa vào kết quả định giá thu được các nhà phân tích có thể đưa ra các khuyến nghị của mình về tiền tệ, qua đó quyết định sẽ : Mua, Bán hoặc Nắm giữ loại tiền tệ nào.

Chúng ta thử xem một minh hoạ dưới đây:

Phân tích cơ bản Forex và tương quan với các biến động kỹ thuật
Phân tích cơ bản Forex và tương quan với các biến động kỹ thuật

Phía trên là biểu đồ kỹ thuật US Dollar Index khung 1 ngày với 2 giai đoạn thị trường khác nhau.

Giai đoạn 1: Covid-19 diễn ra

Trong giai đoạn này các dữ liệu kinh tế như sau:

  • GDP Hoa Kỳ có quý âm sâu với mức -32%
  • FED giảm khẩn cấp lãi suất USD về 0.1%
  • Thất nghiệp tăng mạnh, sa thải việc làm tăng mạnh

Kết quả là sức mạnh đồng USD bị suy giảm khi sức mạnh nội tại kinh tế Hoa Kỳ bị giảm sâu.

Giai đoạn 2: Hậu COVID-19

Trong giai đoạn này dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ như sau:

  • GDP Hoa Kỳ liên tục tăng ấn tượng
  • FED liên tục tăng lãi suất từ 0.1% lên 4.5%
  • Thất nghiệp giảm sâu về 3.4% thấp nhất trong một thế kỷ

Kết quả là sức mạnh đồng USD tăng vọt khi sức mạnh nội tại kinh tế Hoa Kỳ tăng mạnh.

3. Các dữ liệu kinh tế cơ bản quan trọng nhất

Phân tích cơ bản liên quan đến việc nghiên cứu các xu hướng kinh tế và các sự kiện địa chính trị có thể ảnh hưởng đến giá tiền tệ. Nói cách khác, đó là nghiên cứu về tin tức tài chính và dữ liệu kinh tế.

Dữ liệu kinh tế quan trọng nhất cần theo dõi bao gồm:

  • Lãi suất – Interest Rate
  • Lạm phát – Inflation (CPI)
  • Tổng sản phẩm quốc nội – GDP
  • Dữ liệu việc làm (Thất nghiệp và tuyển dụng)
Dữ liệu kinh tế cơ bản được công bố
Dữ liệu kinh tế cơ bản được công bố

Khi một phần dữ liệu kinh tế được công bố, phân tích cơ bản cung cấp thông tin chi tiết về cách hành động giá “nên” hoặc có thể phản ứng với một sự kiện kinh tế nhất định.

Dữ liệu cơ bản hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nó có thể xuất hiện dưới dạng một báo cáo do Fed công bố về doanh số bán nhà hiện tại của Hoa Kỳ. Nó cũng có thể tồn tại trong khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB sẽ thay đổi chính sách tiền tệ của mình.

Việc công bố dữ liệu này ra công chúng thường làm thay đổi bối cảnh kinh tế làm thay đổi môi trường giao dịch (hay tốt hơn là tư duy kinh tế), tạo ra phản ứng từ các nhà đầu tư và nhà đầu cơ.

Thậm chí có những trường hợp không có báo cáo cụ thể nào được công bố, nhưng dự đoán về một báo cáo như vậy xảy ra là một ví dụ khác về nguyên tắc cơ bản.

Những suy đoán về việc tăng lãi suất có thể được “định giá” trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày trước khi tuyên bố lãi suất thực tế.

Nói chung, các chỉ số kinh tế chiếm một phần lớn dữ liệu được sử dụng trong phân tích cơ bản. Giống như chuông báo cháy kêu khi phát hiện có khói, các chỉ số kinh tế cung cấp một số thông tin chi tiết về tình hình kinh tế của một quốc gia.

Mặc dù điều quan trọng là phải biết giá trị bằng số của một dữ liệu kinh tế, nhưng điều quan trọng không kém là kỳ vọng của thị trường về giá trị đó.

Hiểu tác động kết quả của con số thực tế liên quan đến con số dự báo là phần quan trọng nhất. Những yếu tố này đều cần được xem xét khi quyết định giao dịch.

Weo Weo Weo… rối cái não quá nhỉ!

Đừng lo lắng. Thực tế bạn không cần phải học kinh tế hoặc là một nhà kinh tế học để hiểu về cách các dữ liệu kinh tế tác động tới xu hướng của một cặp tiền tệ trên thị trường.

Tôi khuyên bạn nên thực hiện việc đọc bản tin kinh tế mỗi ngày để có thể xem dữ liệu đang thay đổi thế nào và cập nhật tin tức về các bản tin kinh tế sắp tới.

Có hai cách để xem dữ liệu kinh tế:

  1. Dùng Forex Factory
  2. Dùng Trading View

Phân tích cơ bản là một công cụ có giá trị trong việc ước tính các điều kiện trong tương lai của một nền kinh tế, nhưng không nhiều để dự đoán hướng giá tiền tệ.

Loại phân tích này có rất nhiều vùng xám vì thông tin cơ bản dưới dạng báo cáo, công bố dữ liệu kinh tế hoặc thông báo thay đổi chính sách tiền tệ mơ hồ hơn so với các chỉ số kỹ thuật thực tế.

Phân tích các bản phát hành kinh tế và báo cáo về dữ liệu cơ bản thường diễn ra như sau:

“Mức tăng lãi suất theo tỷ lệ phần trăm đó CÓ THỂ khiến đồng euro tăng giá.”

“Đồng đô la Mỹ NÊN giảm với giá trị chỉ báo trong phạm vi đó.”

“Niềm tin của người tiêu dùng đã giảm 2% kể từ báo cáo cuối cùng.”

4. Ưu, nhược điểm của phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư:

Ưu điểm

  • Phương pháp này phù hợp cho việc dự đoán xu hướng tiềm năng của một loại tiền tệ để đưa ra quyết định đầu tư trong trung và dài hạn
  • Giúp nhà đầu tư có thể hiểu được bản chất của các biến động trên thị trường nói chung và trên một cặp tiền tệ nào đó nói riêng.

Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian và công sức do phải tiếp cận và xử lý một khối lượng thông tin lớn
  • Dựa trên các giả định chủ quan của người phân tích
  • Bỏ qua các yếu tố về cung cầu cũng như tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường

5. Kết luận

Phân tích cơ bản là một công cụ hữu ích, giúp nhà đầu tư hiểu được bản chất của các biến động trên thị trường, đánh giá được tiềm năng của nó và đưa ra một mức giá hợp lý cho một cặp tiền tệ nào đó

Tuy nhiên trên thực tế phân tích cơ bản vẫn có những hạn chế và không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả. Một đồng tiền có thể tăng hoặc giảm mạnh đơn giản vì nó bị đầu cơ hoặc giới đầu tư kỳ vọng khác với dữ liệu kinh tế.

Do vậy để đạt hiệu quả cao, chúng ta nên kết hợp với Phân tích kỹ thuật và Phân tích tâm lý thị trường.

Trong loạt bài về Phân tích cơ bản Forex, Tôi sẽ cùng bạn làm rõ từng nhân tố cơ bản có thể tác động tới xu hướng thị trường!

Chúc bạn giao dịch thành công!

5/5 – (15 bình chọn)
Đây là bài học xem trước

Đăng ký hoặc đăng nhập để học bài học này.

Tiến độ học tập:

0 trong 18 bài học đã hoàn thành (0%)

[astra_custom_layout id=39481]

XM Brokers Cuộc thi giao dịch